Nếu có các dấu hiệu cảnh báo sau thì chắc chắn sẽ có cơn động kinh

Cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có dấu hiệu cảnh báo sắp xuất hiện cơn. Hiểu rõ và nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo của cơn động kinh sẽ giúp cho người bệnh có kế hoạch để phòng tránh rủi ro hoặc những tai nạn không đáng có khi cơn động kinh xảy ra.

Ngày đăng: 11-09-2017

1,394 lượt xem

Nhận diện cơn động kinh qua những dấu hiệu báo trước

Dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh sắp xảy ra thường là những bất thường về cảm xúc, cảm giác, hành vi và tâm lý. Các biểu hiện thường gặp nhất đó là:

- Có những cảm xúc lạ chẳng hạn như tự nhiên cảm thấy rất vui vẻ, đôi khi lại là lo âu, buồn bực, hoảng loạn, sợ hãi hay một số cảm xúc khác rất khó diễn tả

- Ngửi thấy những mùi vị lạ (thường là mùi khó chịu, vị đắng, vị kim loại trong miệng…), nghe thấy những âm thanh lạ (tiếng ù ù, tiếng người nó chuyện…)

- Hay quên, nhầm lẫn không rõ nguyên nhân.

- Giật nhẹ ở cánh tay, chân, hoặc một phần cơ thể.

- Ngứa ran, tê buồn, yếu đuối ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể

- Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, mệt mỏi

- Mất ý thức tạm thời

Một số người sẽ cảm nhận được cơn động kinh nhờ một số dấu hiệu báo trước

Trong cơn động kinh, người bệnh thường không còn ý thức, nhiều hành động vô thức có thể xảy ra:

- Vận động yếu hoặc giảm trương lực cơ (không thể di chuyển, mất khả năng giữ thăng bằng, đầu đột nhiên cúi gập về phía trước, người ngã xuống bất ngờ)

- Co cứng cơ bắp ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể

- Co giật – co cứng toàn thân: người bất tỉnh, cơ thể trở nên căng cứng và giật thành từng cơn, răng cắn chặt

Giai đoạn phục hồi sau cơn co giật động kinh

Khi cơn co giật kết thúc, cơ thể bắt đầu vào giai đoạn phục hồi. Một số người có thể hồi phục ngay lập tức nhưng cũng có nhiều người phải mất vài phút đến vài giờ mới trở lại trạng thái bình thường. Điều này tùy thuộc vào thể động kinh cũng như mức độ, thời gian diễn ra. Những biểu hiện cụ thể của giai đoạn sau cơn động kinh gồm:

- Phản ứng chậm về nhận thức hoặc không thể đáp ứng ngay lập tức được với những tác động từ bên ngoài.

- Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, chân tay mềm nhũn, buồn ngủ.

- Nhức đầu, mất trí nhớ tạm thời, khó diễn đạt bằng lời nói hoặc cử chỉ.

- Nhìn mờ, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, khát nước, tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ.

- Có thể bị bầm tím, rách da, gãy xương hoặc chấn thương đầu nếu ngã trong cơn động kinh.

Nên dành một khoảng thời gian để bệnh nhân phục hồi sau cơn động kinh

Việc nhận thức đúng đắn về những gì diễn ra trước, trong và sau cơn động kinh sẽ giúp bạn có những giải pháp chuẩn bị trước nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải chấn thương, tai nạn khi cơn động kinh xảy ra. Bên cạnh đó, nếu bạn tin dùng các phương thuốc Đông y gia truyền thì hiệu quả rất tốt trong việc giảm tần suất, mức độ các biểu hiện của cơn động kinh, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe, giảm bớt mệt mỏi sau mỗi lần co giật.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha