Khi nào người bệnh động kinh được chỉ định phẫu thuật?

Bạn cần hiểu rõ hơn về lợi ích, rủi ro và những điều cần lưu ý về phương pháp điều trị đi phẫu thuật não để điều trị bệnh động kinh.

Ngày đăng: 20-11-2019

1,031 lượt xem

Khi nào người bệnh động kinh được chỉ định phẫu thuật?

Phẫu thuật động kinh là giải pháp “cứu cánh” cuối cùng khi thuốc không thể kiểm soát được cơn co giật hay chính là tình trạng động kinh kháng thuốc. Mục tiêu trong phẫu thuật là giúp người bệnh hạn chế hoặc loại bỏ cơn co giật mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp sau:

- Người bệnh đã xác định được vị trí vùng não bộ, nơi khởi phát những cơn co giật, động kinh là: u não hay các dị dạng mạch máu não nông,….

- Khu vực não bộ bị loại bỏ không gây ảnh hưởng đến các chức năng cơ bản như ngôn ngữ, trí nhớ, thị giác hoặc chuyển động.

Các loại phẫu thuật phổ biến trong điều trị động kinh

Phẫu thuật cắt bỏ vùng não gây cơn co giật

Đây là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất, phù hợp với những trường hợp vùng não khởi phát cơn co giật có kích thước nhỏ. Đó có thể là vị trí của các khối u, chấn thương não hoặc dị tật nằm trong các khu vực thùy thái dương, thùy trán, hoặc thùy chẩm.

Trong đó, cắt bỏ một phần thùy thái dương thường đạt tỷ lệ thành công cao nhất, hiệu quả kiểm soát cơn lên tới 85%. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh sau phẫu thuật vẫn phải dùng thuốc chống co giật nhưng với liều thấp hơn.

Phẫu thuật bằng laser (LITT)

Phẫu thuật bằng laser là phương pháp ít xâm lấn, bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) để khoanh vùng não bộ bị tổn thương và dùng năng lượng tia laser để phá hủy một phần nhỏ các mô não. Phương pháp này thường được áp dụng với động kinh cục bộ kháng thuốc có những tổn thương nhỏ trên não như: động kinh do mô sẹo ở thùy thái dương,…

Phẫu thuật loại bỏ bán cầu não

Bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ bán cầu não hoặc chỉ ngắt kết nối của nó với hệ thần kinh. Hiệu quả có thể đạt trên 80%, tuy nhiên hầu như chỉ sử dụng ở trẻ nhỏ bị co giật, động kinh bắt nguồn từ nhiều vị trí khác nhau trên một bán cầu não.

Áp dụng với người bệnh động kinh toàn thể nghiêm trọng, phương pháp này không giúp ngăn chặn cơn co giật mà chỉ làm giảm mức độ cơn bằng cách cắt các sợi dây thần kinh nối giữa hai bên bán cầu não để ngăn chặn sự lan truyền của các tín hiệu điện.

Phẫu thuật não điều trị động kinh có thể loại bỏ vĩnh viễn cơn động kinh

Cấy ghép các thiết bị kích thích dây thần kinh

Hiện nay có 3 phương pháp kích thích thần kinh được chỉ định trong điều trị động kinh bao gồm:

Kích thích thần kinh phế vị (VNS)

Áp dụng với động kinh cục bộ khi không thể phẫu thuật mổ mở não. Một máy phát điện nhỏ sẽ được cấy dưới da ngực và phát những tín hiệu điện theo lịch trình định sẵn để kích thích dây thần kinh phế vị, nhờ đó giảm tần số, mức độ cơn co giật.

Kích thích thần kinh phế vị áp dụng với người bệnh động kinh không thể phẫu thuật não

Kích thích thần kinh đáp ứng (RNS)

Một máy phát điện được cấy vào hộp sọ - nơi khởi phát cơn co giật và trực tiếp ghi lại hoạt động của não cũng như kích thích hệ thần kinh để ngăn chặn cơn co giật tái phát.

Kích thích não sâu (DBS)

Bác sĩ sẽ cấy một điện cực não qua lỗ nhỏ được tạo ra trong hộp sọ và kết nối với máy phát điện đặt ngay dưới lớp da ngực. Bộ thiết bị này sẽ phát tín hiệu điện vào sâu bên trong não để ngăn chặn các cơn co giật.

Rủi ro thường gặp trong phẫu thuật điều trị động kinh

Nhiều người bị mất trí nhớ sau phẫu thuật điều trị động kinh

 

Mặc dù phẫu thuật não điều trị động kinh có thể đem lại những lợi ích tiềm năng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhưng nó cũng liên quan đến những rủi ro nghiêm trọng chẳng hạn như:

- Suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ của ngưởi bệnh như nói, đọc, viết…

- Suy giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

- Đau đầu liên tục, đột quỵ não.

- Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường, trầm cảm.

- Liệt một phần hoặc toàn thân.

- Co giật nhiều hơn.

- Viêm, nhiễm vi khuẩn.

Thực tế, mỗi loại phẫu thuật khác nhau sẽ liên quan đến các rủi ro khác nhau. Ví dụ như: phẫu thuật cắt bán cầu não có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc chuyển động của người bệnh. Loại bỏ một thùy cụ thể có thể gây ra vấn đề về ngôn ngữ hoặc trí nhớ. Trong khi đó phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dây thần kinh kết nối giữa hai bán cầu não có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn.

Hi vọng rằng, với sự phát triển của y học hiện đại, sẽ có thêm nhiều người bệnh động kinh lựa chọn được cho mình giải pháp phù hợp để kiểm soát tốt cơn co giật của mình, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường như bao người khác.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha