Những phương pháp giúp điều trị bệnh động kinh ở trẻ em hiệu quả

Động kinh ở trẻ em là một bệnh lý để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển về tư duy cũng như vận động của trẻ.

Ngày đăng: 05-10-2023

115 lượt xem

Những nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh động kinh ở trẻ

Động kinh là một bệnh mạn tính gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc trưng của bệnh là tình trạng rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do các tế bào thần kinh ở não bộ phóng điện đột ngột quá mức. Biểu hiện của bệnh là các cơn co giật, rối loạn cảm giác, hành vi, có thể rối loạn ý thức,...Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em:

- Đối với thai nhi trước khi sinh: Người mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai, thai phụ bị chấn thương, hẹp hộp sọ thai nhi;

- Đối với bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh tới 1 tuổi: Do ngạt chu sinh, sinh non dưới 37 tuần, nhẹ cân (dưới 2.500g), dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, can thiệp sản khoa (dùng kẹp thai, hút thai), vàng da nhân não rối loạn chuyển hóa, rối loạn mạch máu, giảm canxi, giảm đường máu, sau xuất huyết não, mắc nhóm bệnh thần kinh da;

- Đối với bệnh động kinh ở trẻ trên 1 tuổi: Do di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh, giảm canxi, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mạch máu, sau chấn thương sọ não, sau các bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.

Việc chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng gồm: xét nghiệm công thức máu đường máu, chức năng gan, điện não đồ, chụp cộng hưởng từ MRI,...

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em

Trẻ mắc bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Những cơn động kinh ở trẻ em nếu tái diễn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chức năng não bộ, khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hậu quả nhiêm trọng như sau:

- Tổn thương não bộ: Những cơn phóng điện liên tục và kéo dài sẽ khiến các tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi

- Giảm khả năng tư duy, ghi nhớ, học hành sa sút: Tần suất cơn co giật càng dày thì nguy cơ trẻ bị giảm khả năng tập trung, tư duy càng nhiều

- Tai nạn, chấn thương ngoài ý muốn trong cơn co giật như té ngã, đuối nước, bỏng

Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ bị mắc bệnh động kinh thường có cảm giác mặc cảm, tự ti về bản thân, hạn chế giao tiếp xã hội, thậm chí có nhiều bé mắc chứng trầm cảm

- Rối loạn phát triển ngôn ngữ: Một số trẻ bị động kinh thường có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ so với các trẻ khác

- Suy hô hấp, ngừng thở: Trường hợp trẻ co giật trên 5 phút nếu không được xử trí có thể dẫn đến hiện tượng suy hô hấp, ảnh hưởng đến tuần hoàn, thậm chí là tử vong,… Chính vì vậy, bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh lý nghiêm trọng cần được can thiệp và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh động kinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em

Trẻ mắc bệnh động kinh có chữa được không?

Nhiều người có quan niệm cho rằng động kinh là bệnh không chữa khỏi, không tiếp cận điều trị dẫn tới bỏ lỡ. Đặc biệt điều trị không kiên trì, bỏ cuộc giữa chừng. Động kinh là bệnh mạn tính cần kiên trì điều trị, nhưng sai lầm của nhiều người là điều trị gián đoạn, thậm chí đang điều trị thuốc chống động kinh lại chuyển sang các bài thuốc lá, thuốc nam làm bệnh trở nặng, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể, nhiều bệnh nhân tự tiện tăng, giảm liều, quên uống thuốc hay tự ý đổi thuốc đã làm mất cơ hội khỏi bệnh.

Có nhiều phương pháp điều trị động kinh ở trẻ em như uống thuốc chống động kinh, phẫu thuật, thực hiện chế độ ăn kiêng... Người bệnh cần phải được điều trị sớm và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị.

Khoảng trên 60% bệnh nhi mắc động kinh kiểm soát được cơn và khỏi hoàn toàn sau liệu trình điều trị, chất lượng sống của người bệnh tốt. Còn khoảng 40% bệnh nhân động kinh nặng, tồn tại cơn dai dẳng, thậm chí kháng thuốc. 

Ngoài ra có thể thực hiện kỹ thuật phẫu thuật điều trị cho những bệnh nhân động kinh nặng, đây là một tiến bộ và cơ hội cho những bệnh nhân động kinh nặng khi liệu pháp uống thuốc không hiệu quả.

Phương pháp nào giúp điều trị động kinh cho trẻ hiệu quả?

Điều trị động kinh cho trẻ có thể bao gồm việc sử dụng thuốc tây y và đông y lâu dài, kiên nhẫn thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng để hạn chế việc xảy ra các cơn động kinh liên tiếp.

Cho trẻ dùng thuốc điều trị bệnh động kinh

Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi đã xác định chắc chắn về loại cơn động kinh, hội chứng động kinh. Các loại thuốc đặc trị được chọn theo từng loại cơn và bắt đầu bằng liệu trình đơn trị liệu. Có thể tăng dần liều thuốc cho tới khi đạt liều hữu hiệu và duy trì liều đó hằng ngày cho tới khi cắt cơn cuối cùng.

Thực hiện phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị:

Đây là liệu pháp sử dụng một thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị, cấy dưới da ngực như một chiếc máy tạo nhịp tim. Dây điện kích thích sẽ được bác sĩ quấn quanh các dây thần kinh phế vị ở cổ.  Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ gồm khan tiếng, ho, đau họng, khó thở, đau cơ và ngứa.

Kiên trì thực hiện chế độ ăn Ketogenic cho trẻ:

Một số trẻ em bị động kinh có thể duy trì một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, ít chất béo và carbohydrate (chế độ ăn ketogenic) để làm giảm cơn co giật. Với chế độ ăn này, cơ thể sẽ phá vỡ các chất béo (thay vì carbohydrate) thành năng lượng. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, cần đảm bảo trẻ đang điều trị động kinh sẽ không bị suy dinh dưỡng.

Sử dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh động kinh ở trẻ em

Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) là thuật ngữ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam. Xuất phát từ quy luật âm dương - ngũ hành, y học cổ truyền được biết đến và đưa vào chữa bệnh từ rất sớm, trước khi y học phương Tây ra đời.

Y học cổ truyền Việt Nam là sự kết tinh của lý luận y học phương Đông và kinh nghiệm chữa bệnh bằng các phương thuốc của tất cả dân tộc trên đất nước. Dựa vào những cây thuốc quý, dược liệu có từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết và tìm ra phương thức chữa bệnh từ các loại cây này. 

Hầu hết các phương thức chữa bệnh của y học cổ truyền đều khá an toàn và mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Ngoài ra, y học cổ truyền còn giúp cơ thể người bệnh được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, làm đẹp da và cảm thấy thư giãn, khỏe mạnh hơn. Thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền thường có nguồn gốc từ lá cây, rễ cây, hoa quả,... nên vừa mang lại hiệu quả cao vừa ít gây ra tác dụng phụ đối với người sử dụng.

Đông y có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh

Tránh gây ức chế, hưng phấn quá mức cho trẻ

Động kinh là bệnh do rối loạn đột ngột trong hoạt động của vỏ não, biểu hiện bằng các triệu chứng vận động, cảm giác hoặc hành vi… Sự ức chế hay hưng phấn quá mức cũng là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát. Như vậy, khi trẻ được thoải mái, vui vẻ thì tần suất các cơn động kinh sẽ giảm dần. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Luôn giám sát để giảm thiểu tai nạn

Nhiều trẻ bị động kinh đã gặp các tai nạn đáng thương như đuối nước, tai nạn xe, ngã chấn thương, cắn vào lưỡi… khi đang lên cơn. Trong đó hầu hết người bệnh này đều thiếu sự giám sát, chăm sóc sát sao của người thân.

Đây là một lời cảnh báo cho người lớn khi có con, em mắc bệnh động kinh cần hạn chế việc trẻ đi, chơi một mình tại các nơi có khả năng nguy hiểm như bờ hồ, sông suối, trèo cây, chơi các trò tốc độ cao…

Bên cạnh đó, người thân cần hướng dẫn trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đối với trẻ mắc bệnh động kinh, nên tập những bài tập có động tác nhẹ nhàng, tập đều đặn hàng ngày. Không nên tập các động tác gây mất nhiều sức và mệt mõi.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha