2 cách phổ biến để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

Khi nhận con có những dấu hiệu như la hét, co giật nhìn chằm chằm vào không gian nhiều lần trong ngày… cha mẹ nên cho trẻ đi khám kịp thời.

Ngày đăng: 02-10-2018

1,025 lượt xem

Cách phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ

1. Quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường

Làm được tốt điều này không ai khác là cha mẹ, người thân trong gia đình và thầy cô giáo của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý xem con mình có lặp đi lặp lại dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu dưới đây hay không:

- Nhìn chằm chằm, vô hồn vào khoảng không trong vài giây đến vài phút.

- Buồn ngủ thường xuyên và khó chịu bất thường khi bị đánh thức.

- Lặp đi lặp lại hành động gật đầu.

- Nháy mắt hoặc chép miệng liên tục.

- Cười quá nhiều, gần như là liên tục trong ngày.

- Không thể nói chuyện hoặc giao tiếp bình thường trong thời gian ngắn.

- Co giật một phần thân thể hoặc cả cơ thể.

Cha mẹ nên quan sát những biểu hiện nghi bệnh động kinh ở trẻ

Khi có các dấu hiệu này, không phải 100% trẻ sẽ bị động kinh. Tuy nhiên, cần đưa trẻ đến bác sĩ để làm xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm chẩn đoán một cách chính xác.

2. Cách phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ nhờ các xét nghiệm

Để chẩn đoán chính xác bệnh động kinh, ngoài căn cứ vào mô tả về các triệu chứng lặp đi lặp lại của trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm gồm:

Chi tiết hơn về triệu chứng: Triệu chứng như thế nào, lặp đi lặp lại bao nhiêu lần, biểu hiện giữa các lần có giống nhau không, mỗi lần kéo dài bao lâu,…

Khám sức khỏe tổng quát: Đánh giá khả năng làm việc của tim, thần kinh và tâm thần.

Xét nghiệm máu: Nhằm loại trừ nguyên nhân gây co giật có thể do hạ canxi, hạ đường huyết, rối loạn điện giải hay có bệnh lý nhiễm trùng.

Điện não đồ: Đây là xét nghiệm quan trọng và gần như bắt buộc để chẩn đoán động kinh. Nếu kết quả điện não cho thấy có hình ảnh song bất thường, có thể khẳng định chính xác bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ: Nhằm xác định nguyên nhân gây động kinh có phải do não bị tổn thương cấp tính, khối u hay dị dạng mạch máu không,… đồng thời xác định vùng não bộ khởi phát cơn động kinh.

Sau khi trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh động kinh, phụ huynh nên trao đổi với bác sĩ để có cách điều trị bệnh cho trẻ phù hợp.

Tại sao phải phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ?

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ, để bệnh phát triển trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và rất khó điều trị về sau. Khác với chứng động kinh ở người lớn, trẻ em bị động kinh nếu không được chẩn đoán và điều trị dễ để ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ, cụ thể là:

Giảm chất lượng học tập: Các cơn động kinh xảy ra bất ngờ có thể khiến trẻ bị gián đoạn bài học trên lớp, bởi vậy mà kết quả học tập bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các thể động kinh ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy như động kinh thùy thái dương, thùy trán cũng dễ gây khuyết tật về trí tuệ cho trẻ.

Dễ bị ngã, chấn thương: Việc mất ý thức hoặc lên cơn động kinh trong một vài tình huống như khi đang bơi lội, leo trèo, đi xe đạp… dễ dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Nếu không có người giúp đỡ hoặc tai nạn nặng, thậm chí trẻ có thể tử vong.

Nên chuẩn đoán sớm để điều trị kịp thời bệnh động kinh ở trẻ

Rối loạn về ngôn ngữ, hành vi: Nhiều trẻ bị động kinh bị chậm phát triển về ngôn ngữ hoặc khả năng tư duy, khiến trẻ không thể giao tiếp được tự tin như trẻ bình thường.

Gặp rắc rối trong các mối quan hệ xã hội: Chính những hành vi bất thường của trẻ có thể khiến người xung quanh hiểu lầm, từ đó xa lánh và cô lập trẻ.

Hi vọng rằng qua cách phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc nhận định tình trạng của con mình và sớm đưa trẻ đến được chẩn đoán, điều trị động kinh kịp thời nếu thấy bé có dấu hiệu bất thường.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha