Phân biệt cơn co cứng cơ do động kinh và một số nguyên nhân khác

Cơn co thắt cơ khiến cử động gặp khó khăn, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động bình thường của cơ thể,vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?

Ngày đăng: 13-01-2019

1,324 lượt xem

6 nguyên nhân gây co cứng thường gặp nhất hiện nay

Hạ canxi máu – Nguyên nhân gây co cứng phổ biến

Canxi chiếm 2% trọng lượng của cơ thể nhưng chỉ có 1% lượng canxi ở dạng hòa tan trong máu và huyết thanh.

Khi nồng độ canxi máu giảm quá mức, các tế bào cơ và thần kinh bị kích thích gây co thắt cơ vân, chuột rút, co cứng cơ tay, chân, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, mỏi chân, rụng tóc hình vành khăn,… Thiếu hụt canxi chính là một trong những nguyên nhân gây co cứng, co giật phổ biến ở trẻ nỏ.

Lượng đường huyết giảm

Hạ đường huyết là tình trạng glucose trong máu quá thấp không đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể gây ra các biểu hiện như choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu,… trường hợp nặng có thể gây co cứng cơ tay, chân, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng co cứng cơ

Cơn co cứng do bại não

Theo số liệu thống kê cho thấy, 80% những người bị bại não có cơn co cứng ở các mức độ khác nhau. Bại não có thể gây tổn thương vùng não kiểm soát trương lực cơ, làm xuất hiện cơn co cứng và bất thường khi chuyển động tay chân.

Nhiều người bệnh bại não không hề có dị tật tứ chi khi sinh, nhưng cơn co cứng cơ kèm theo sự hạn chế vận động kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến sự biến dạng chân tay của họ.

Cơn co cứng trong bệnh đa xơ cứng

Cơn co cứng do bệnh đa xơ cứng chủ yếu liên quan đến các cơ gân ở mặt sau của đùi, xảy ra với sự uốn cong không tự nguyện của vùng hông hoặc đầu gối. Cơn co cứng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh di chuyển, thay đổi vị trí đột ngột, căng cơ quá mức, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường.

Chấn thương sọ não gây cơn co cứng

Ngay sau khi bị chấn thương sọ não, nhiều người trải qua giai đoạn tăng trương lực cơ gây cứng khớp khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay thường bị uốn cong, siết chặt vào nhau. Chân mở rộng ở hông và đầu gối với các ngón chân bị uốn cong.

Chấn thương sọ não thường gây tổn thương các vùng thân não, tiểu não hoặc não giữa, điều này có thể ảnh hưởng đến các trung tâm phản xạ, làm gián đoạn tín hiệu dẫn truyền thần kinh và gây ra những thay đổi về trương lực cơ, chuyển động, cảm giác và phản xạ.

Nên tìm ra nguyên nhân gây co cứng cơ để điều trị chính xác

Cơn co cứng trong bệnh động kinh

Một trong những nguyên nhân gây co cứng được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất là bệnh động kinh cơn lớn. Trong các giai đoạn của động kinh cơn lớn, co cứng cơ là giai đoạn đầu tiên, người bệnh thường mất ý thức, ngã lăn xuống sàn, toàn bộ các cơ co cứng lại, chân tay duỗi thẳng, những ngón tay gấp vào nhau, hàm nghiến chặt, mắt trợn ngược,… 

Các phương pháp điều trị cơn co cứng hiệu quả

Mục tiêu trong điều trị co cứng cơ:

- Làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng của cơn co cứng.

- Giảm cảm giác đau và tần số cơn co cứng.

- Cải thiện chức năng vận động.

- Hỗ trợ quá trình tăng trưởng cơ bắp ở trẻ em.

Tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân gây co cứng, độ tuổi và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Riêng đối với nguyên nhân gây co cứng do bệnh động kinh, nên điều trị dứt điểm để tránh bệnh tái phát cũng như gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha