Não bộ bị ảnh hưởng ra sao do di chứng cơn co giật do sốt cao?

Trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng đến não bộ và trí tuệ không? Đó là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.

Ngày đăng: 27-01-2019

1,158 lượt xem

Giải đáp từ chuyên gia về sốt cao co giật

Sốt cao co giật là tình trạng khá phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, bởi lúc này não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt.

Trẻ co giật một vài lần có thể được đánh giá là lành tính, không để lại hệ lụy về sau. Tuy nhiên, những trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật, rất dễ tái phát cơn khi bị sốt cao, thậm chí không sốt cũng có thể bị co giật, lâu dài có thể dẫn đến di chứng động kinh.

Sốt cao co giật là tình trạng khá phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng đến não bộ không?

Sốt cao co giật dù chỉ xảy ra một vài lần thì ít nhiều đều có thể ảnh hưởng tới não bộ, bởi cơn co giật là do sự phóng điện đột ngột của các nơron thần kinh khi bị kích thích quá mức.

Điều này có thể gây tổn thương các tế bào não và khiến chúng hoạt động bất thường. Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể “giết chết” các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, chuyển động, lời nói và trí nhớ của trẻ.

Trẻ bị sốt cao co giật có ảnh hưởng đến trí tuệ không?

Một số trẻ có tiền sử sốt cao co giật, lớn lên có thể gặp nhiều khuyết tật về ngôn ngữ, trí tuệ… chẳng hạn như chậm nói, nói ngọng, kỹ năng tính toán, đọc, hiểu kém hơn bạn bè đồng trang lứa, gây khó khăn trong học tập và cuộc sống.

 

 

Sốt cao co giật để lại nhiều hậu quả về trí tuệ của trẻ sau này

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Để hạn chế những tổn thương não bộ và phòng ngừa cơn co giật tái phát trở lại, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, cụ thể bạn nên:

Khi trẻ bị sốt:

- Nếu thấy trẻ có biểu hiện chớm sốt, bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt ngay để tránh tình trạng sốt quá cao gây cơn co giật.

- Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng trán, lưng, nách, bẹn,… giúp cơ thể trẻ nhanh thoát nhiệt.

- Bù nước và điện giải cho trẻ bằng oresol để giúp con nhanh chóng hồi phục.

Khi trẻ sốt cao co giật:

Cha mẹ cần bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn sau: 

- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh đờm dãi, chất nôn có thể chảy ngược vào thực quản gây khó thở.

- Cởi cúc/khuy áo để trẻ dễ thở hơn.

- Loại bỏ tất cả các vật sắc nhọn xung quanh để tránh gây tổn thương cho trẻ.

- Tuyệt đối không bỏ bất cứ vật cứng vào miệng trẻ, hoặc cố gắng giữ chặt trẻ bởi điều này có thể khiến trẻ bị tổn thương gãy xương.

- Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Nếu trẻ không may bị di chứng động kinh do tiền sử sốt co giật, cha mẹ nên lựa chọn những phương thuốc Đông y có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, làm giảm sự hưng phấn quá mức của não bộ, nhờ đó giúp trẻ phòng ngừa cơn co giật hiệu quả do di chứng động kinh sau sốt co giật.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha