Vì sao trẻ mắc hội chứng Sturge Weber thường bị động kinh không kiểm soát

Hội chứng Sturge weber rất nguy hiểm, thường xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh với những vết bớt màu rượu vang trên mặt, cổ, trán và kèm theo động kinh.

Ngày đăng: 18-04-2019

1,850 lượt xem

Hội chứng Sturge weber là gì?

Hội chứng Sturge weber là một rối loạn thần kinh được đặc trưng bởi những bất thường trên da và hệ thống thần kinh. Hội chứng này nếu nhẹ có thể chỉ là các vết bớt rượu vang trên da, nặng hơn gây chậm phát triển nghiêm trọng và một số trẻ xuất hiện cơn co giật do động kinh không thể kiểm soát.

Trẻ mắc hội chứng Sturge weber dễ bị động kinh khó kiểm soát

Nguyên nhân gây hội chứng Sturge weber

Mặc dù hội chứng Sturge weber xuất hiện ngay sau khi sinh nhưng theo các chuyên gia, đây không phải là một bệnh lý di truyền mà nó là kết quả của đột biến ngẫu nhiên gen GNAQ.

Sự hình thành các mạch máu liên quan đến hội chứng Sturge weber bắt đầu từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Vào khoảng tuần thứ 6, một mạng lưới các dây thần kinh sẽ phát triển xung quanh khu vực đầu của trẻ và biến mất trong tuần thứ chín, nhưng với trẻ mắc hội chứng Sturge weber mạng lưới thần kinh này không hề biết mất. Điều này làm giảm lượng oxy và máu chảy lên não, ảnh hưởng đến sự phát triển mô não của trẻ.

Mối liên quan giữa Sturge weber và động kinh

Theo nghiên cứu cho thấy 80% trẻ mắc hội chứng Sturge weber có cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể. Trong đó 75% trẻ xuất hiện cơn co giật đầu tiên trước 1 tuổi, 80% ở tuổi thứ 2 và trên 90% bắt đầu co giật ở tuổi thứ 5. Nguyên nhân là do các mạch máu dư thừa trên não chèn ép, phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến cơn co giật.

80% trẻ bị động kinh có các triệu chứng động kinh

Các phương pháp điều trị hội chứng Sturge weber

Tùy vào triệu chứng mà trẻ gặp phải, các bác sĩ sẽ có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị sau:

- Thuốc tây: Một số loại thuốc tây được chỉ định nhằm giúp trẻ cải thiện nhanh các triệu chứng: ví dụ như thuốc chống động kinh giúp trẻ giảm cơn co giật; thuốc nhỏ mắt làm giảm nhãn áp…

- Vật lý trị liệuCó thể giúp tăng cường chức năng cơ bắp và được áp dụng với những trẻ có triệu chứng liệt, yếu cơ.

- Giáo dục hành vi: Giúp cải thiện khả năng tư duy, suy luận logic ở trẻ chậm phát triển trí tuệ.

- Phẫu thuật: Được chỉ định trong trường hợp trẻ có cơn co giật hoặc bị tăng nhãn áp nhưng không đáp ứng tốt với thuốc. Ngoài ra phương pháp phẫu thuật laser có thể được áp dụng để giảm sự xuất hiện của các vết bớt màu rượu vang trên da.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng các phương thuốc từ thảo dược giúp trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não bộ, nhờ đó giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, đồng thời giúp trẻ nhanh hồi phục vận động, giảm mệt sau cơn.

Hội chứng Sturge weber mặc dù hiếm gặp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Do vậy, nếu thấy trẻ có vết bớt màu rượu vang và cơn động kinh khó kiểm soát, hãy sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha