Động kinh không phải là nguyên nhân duy nhất gây co cứng cơ

Mỗi năm lại có khoảng 12 triệu người trên toàn thể giới được ghi nhận và phải điều trị về vấn đề co cứng cơ, một trong số đó là do bệnh động kinh gây ra.

Ngày đăng: 21-02-2019

1,061 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết cơn co cứng cơ

Co cứng mức độ nhẹ giống như cảm giác căng cứng ở cơ khi làm việc quá sức. Tuy nhiên co cứng cơ có thể đủ nghiêm trọng để tạo ta những cơn co thắt gây đau đớn, khó kiểm soát tứ chi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn co cứng cơ

Những nguyên nhân gây co cứng cơ thường gặp nhất

Hạ canxi máu

Thiếu hụt canxi máu là một nguyên nhân gây co cứng cơ, co giật thường gặp ở trẻ nhỏ. Nồng độ canxi giảm quá mức có thể kích thích các tế bào cơ gây cơ thắt cơ vân, chuột rút, co cứng cơ tay, chân kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, vã mồ hôi…

Lượng đường huyết giảm

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá thấp không đủ để cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong cơ thể. Mức độ nhẹ thường chỉ gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất… nặng hơn có thể gây co cứng, co giật chân tay, hôn mê, đe dọa tính mạng người bệnh.

Chấn thương sọ não

Ngay sau khi bị chấn thương sọ não, nhiều người trải qua giai đoạn tăng trương lực cơ, cổ tay và các ngón tay bị uốn cong, nắm hoặc siết chặt vào nhau, chân thường mở rộng ở hông, các ngón chân uốn cong.

Bệnh bại não

Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 80% người bệnh bại não gặp cơn co cứng với các mức độ khác nhau. Bại não thường có xu hướng gây thiệt hại tới vùng não kiểm soát trương lực cơ và chuyển động của cánh tay, chân. Những trẻ bại não sinh ra có thể không bị dị tật ở tứ chi nhưng cơn co cứng cùng với những hạn chế vận động kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến sự biến dạng chân tay của họ.

Bệnh đa xơ cứng

Co cứng cơ là triệu chứng rất phổ biến của bệnh đa xơ cứng, thường liên quan đến các cơ gân ở mặt đùi với triệu chứng uốn cong hông, đầu gối không tự nguyện.

Động kinh

Động kinh cơn lớn là một trong những nguyên nhân gây co cứng cơ được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất. Trong các giai đoạn của động kinh cơn lớn, co cứng là giai đoạn đầu tiên, người bệnh mất ý thức, ngã ngất, toàn bộ cơ thể co cứng lại, chân tay duỗi thẳng, những ngón tay gập vào nhau…

Động kinh là một trong nhiều nguyên nhân gây ra chứng co cứng cơ

Viêm não

Viêm màng não là do vi khuẩn, virus từ những nơi khác trong cơ thể qua máu và lan vào dịch não tủy, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, nóng sốt, cứng cổ, buồn nôn, co cứng và co giật chân tay, hôn mê.

Uốn ván

Uốn ván là bệnh lý do nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và khiến các cơ bắp bị co cứng, thắt chặt, gây cảm giác đau đớn. Theo số liệu thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, khoảng 10 – 20% ca nhiễm uốn ván bị tử vong.

Các phương pháp điều trị cơn co cứng cơ hiệu quả

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được thiết kế để giúp giảm trương lực cơ, duy trì hoặc cải thiện phạm vi chuyển động, tạo sự thoải mái cho người bệnh. Trị liệu thường bao gồm các bài tập bó bột, định vị chân tay, kích thích điện, phản hồi sinh học…

Thuốc tây

Việc sử dụng thuốc để điều trị co cứng được chỉ định khi các triệu chứng ảnh hưởng quá lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: Baclofen, thuốc giảm đau, imidazline, gabapentin…

Tiêm botox (botulinum) với liều thấp được chứng minh hiệu quả trong việc giãn cơ bắp, giúp hồi phục các cơ bị co cứng. Tuy nhiên, một mũi tiêm chỉ có tác dụng trong khoảng vài ngày đến vài tuần. 

Thảo dược tự nhiên

Với những trường hợp co cứng cơ, co giật tay chân hoặc toàn thân do động kinh, tổn thương não bộ hoặc viêm màng não, người bệnh có thể tham khảo những phương thuốc Đông y với thành phần chính là các loại thảo dược, có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh giúp giảm tần suất, mức độ cơn co cứng, co giật hiệu quả. 

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha