Tại sao lại bị động kinh và cách chữa khỏi bệnh?

Nhiều người thắc mắc không rõ nguyên nhân tại sao bị động kinh, nhất là các trường hợp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, cách chữa khỏi bệnh động kinh bằng Tây hay Đông y cũng là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Vậy tại sao lại bị động kinh và cách chữa khỏi bệnh có tỉ lệ thành công như thế nào?

Ngày đăng: 25-10-2020

872 lượt xem

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh hay còn gọi là giật kinh phong, đây là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều người vẫn quan niệm đây là một căn bệnh tâm thần dẫn đến nhiều hệ luỵ. Trên thực tế, động kinh là bệnh mà triệu chứng chính là các cơn co giật cơ, hoàn toàn không phải bệnh tâm lý hay tâm thần.

Theo khảo sát, có khoảng hơn 70% những bệnh nhân mắc bệnh động kinh phải sống cùng bệnh đến cuối đời, tuy nhiên nếu dùng thuốc đúng liệu trình, các cơn co giật sẽ không “ghé thăm”.

Theo các nghiên cứu, động kinh xuất hiện bởi tổn thương từ các vùng não ở trung ương thần kinh của con người, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm đến 50% tổng số bệnh nhân). Tuy nhiên, bệnh nhân động kinh trên 60 tuổi đang có dấu hiệu tăng lên trong nhiều năm qua. Đây là một dấu hiệu đáng báo động đối với xã hội.

Tại sao lại bị động kinh?

Có hai dạng động kinh phổ biến nhất là vô căn và triệu chứng hay toàn thể và khu trú. Mỗi loại động kinh sẽ bắt nguồn bởi các nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

Bệnh động kinh vô căn – Dạng nguyên phát

Nguyên nhân

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể của các cơn động kinh vô căn vì nó thường xuất hiện đột ngột, không rõ dấu hiệu. Các nghiên cứu chỉ cho biết bệnh động kinh vô căn chủ yếu bắt nguồn bởi não bị tổn thương và ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

Theo đó, số người có não bị tổn thương một bên mắc bệnh động kinh chiếm từ 55 – 75% tổng số bệnh nhân mắc động kinh vô căn. Số còn lại không xác định được nguyên nhân từ đâu.

Vì vậy mà rất nhiều giả thuyết được các nhà khoa học đặt ra rằng, các cơn động kinh vô căn không nguyên nhân có thể xuất hiện bởi tế bào thần kinh bất thường, cấu trúc gen hoặc do các yếu tố khác.

Bệnh động kinh triệu chứng – Dạng thứ phát

Đây là một dạng động kinh có nguyên nhân, nguồn gốc rõ ràng và thường do các chấn thương vì tai nạn, bệnh truyền nhiễm, u não… Cụ thể, nguyên do dẫn đến bệnh động kinh triệu chứng ở dạng thứ phát như sau:

Động kinh do chấn thương sọ não

Các chấn động mạnh làm tổn thương não bộ rất dễ dẫn đến động kinh. Chấn thương sọ não thậm chí còn để lại nhiều hệ luỵ nặng nề hơn, thậm chí làm người bệnh mất hoàn toàn ý thức, sống thực vật suốt quãng đời còn lại.

Chấn thương sọ não không chỉ bởi tai nạn giao thông, va đập mạnh mà ở trẻ em tình trạng tổn thương não này còn bắt nguồn bởi chu sinh, chảy máu dưới vùng nhện. Thông thường, người bị chấn thương sọ não không bị động kinh ngay mà mãi đến một thời gian sau mới xuất hiện các triệu chứng co giật.

Động kinh do đột quỵ não

Trong tổng số các bệnh nhân bị động kinh triệu chứng, số người bị đột quỵ não chiếm đến 5 – 15%. Đột quỵ não là tên gọi chung của các tình trạng như tai biến mạch máu não, tắc nghẽn mạch máu não thường xuất hiện ở người trưởng thành, người cao huyết áp, bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nhân bị đột quỵ não nào cũng xuất hiện tình trạng động kinh, đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ mà thôi.

Động kinh do u não

Trong số bệnh nhân bị u não sẽ có khoảng ½ mắc triệu chứng động kinh lâm sàng. Các cơn động kinh xuất hiện thường là cục bộ, thường xảy ra muộn khi bệnh nhân đã bước vào độ tuổi trung niên.

Các khối u đa phần thường nằm khu trú ở một bên bán cầu não vì vậy mà sẽ gây ra các cơn động kinh khu trú, không kiểm soát với mức độ nhẹ và không cần phải điều trị bằng thuốc vì phẫu thuật u não đã loại bỏ phần não bị tổn thương.

Động kinh do bệnh về não

Các căn bệnh về não do virus như viêm não, viêm màng não, ký sinh trùng, sốt cao gây viêm dây thần kinh… sẽ gây tổn thương lên các bán cầu não và để lại di chứng là gây co giật, động kinh. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau mà động kinh do bệnh về não sẽ có tần suất, cường độ khác nhau.

Động kinh do cấu trúc não

Nhiều người từ sau khi sinh ra đã có cấu trúc não dị dạng, mạch máu không đồng đều, não bẩm sinh đã khiếm khuyết… Đây cũng chính là những nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Các phương pháp như chụp CT, siêu âm có thể dễ dàng tìm ra được nguyên nhân gây động kinh do cấu trúc não bất thường. Tuỳ vào từng trường hợp mà có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Tóm lại, bệnh động kinh thức phát hay triệu chứng thường có nguyên nhân rõ ràng, cụ thể nên việc điều trị sẽ đơn giản hơn động kinh vô căn. Nếu kiên trì áp dụng theo đúng liệu trình điều trị từ bác sĩ có chuyên môn cao, bệnh động kinh hoàn toàn có thể được điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật.

Nguyên nhân bị động kinh ở nhiều lứa tuổi

Đối với trẻ sơ sinh: Có khoảng 1 – 2% trẻ sơ sinh bị động kinh và xuất hiện các cơn co giật bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, động kinh ở trẻ sơ sinh thường do ngạt thở trong khi sinh, chấn thương sản khoa, cháy máu sọ não, đường huyết thấp, hạ canxi, hạ natri, thiếu vitamin B6, nhiễm trùng hệ thần kinh, sốt cao…

Đối với trẻ em dưới 10 tuổi: Động kinh ở lứa tuổi này thường rất phổ biến và xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất đến từ liệt não, viêm màng não, tổn thương cấu trúc trong sọ não, mắc bệnh về quá trình chuyển hoá, ngộ độc thuốc, gen di truyền, chấn thương do tai nạn…

Đối với người cao tuổi: Người cao tuổi bị động kinh có thể do bệnh về huyết áp, tim mạch, đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu não, nhiễm khuẩn thần kinh trung ương, ngộ độ rượu bia, xơ gan, xơ vữa động mạch, teo não, thoái hoá não…

Dấu hiệu của động kinh vô căn là gì?

Một cơn động kinh vô căn sẽ có các dấu hiệu được chia thành 3 giai đoạn là cơn vắng ý thức, cơn run giật cơ và cơn co cứng cơ, giật toàn thân, một số trường hợp nặng có thể bị hôn mê sau khi lên cơn động kinh.

Khi bắt đầu lên cơn co giật, người bệnh động kinh bắt đầu tím tái mặt, tim đập nhanh, huyết áp tăng, mắt nhìn chằm chằm vào một hướng, nghiến chặt răng. Khi cơn co giật xuất hiện, tay chân cứng đờ, người bệnh có thể cắn vào lưỡi dẫn đến tử vong. Do đó, việc sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân động kinh rất quan trọng.

Một cơn động kinh vô căn có thể kéo dài ít nhất là 30 giây, nếu vượt quá 5 phút, bệnh nhân cần sớm được đưa đi điều trị kịp thời vì động kinh kéo dài có thể dẫn đến tử vong do sốc não, đột tử rất nguy hiểm.

Đối với những người bị động kinh khu trú, các cơn co giật chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định nào đó trên cơ thể, phổ biến nhất là ngón tay, ngón chân, cánh tay hoặc chân.

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc chống động kinh

Đa phần các bệnh nhân bị động kinh hiện nay đều được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể sống như người bình thường nếu tuân thủ và uống thuốc đúng liều, đúng giờ cộng với lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học mỗi ngày.

Bởi vì mục đích của việc điều trị bệnh động kinh chính là điều hoà tâm trí, giảm bớt tần suất, cường độ của các cơn co giật vô căn hay triệu chứng. Vì vậy, thuốc chống động kinh được xem như thứ không thể thiếu và là phương pháp hàng đầu đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc uống thuốc chống động kinh cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, tác dụng phụ. Chẳng hạn như: dị ứng, mất ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, rối loạn trao đổi chất… Nhiều người lạm dụng hoặc uống thuốc chống động kinh sai cách có thể đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm hơn như suy thoái chức năng gan, nhiễm trùng máu, nôn mửa, phản ứng với thuốc…

Bởi vì vậy mà việc điều trị và sử dụng thuốc chống động kinh cần phải được sự cho phép, theo dõi từ bác sĩ chuyên môn nhằm đạt được hiệu quả cao mà không dẫn đến tác dụng phụ.

Phẫu thuật

Đối với những trường hợp bệnh nhân động kinh dù đã uống thuốc nhưng các cơn co giật vẫn không mấy thuyên giảm mà còn đến nhiều hơn. Rất có thể vùng bán cầu não đã tổn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật loại bỏ vùng não bị chấn thương dẫn đến động kinh.

Việc phẫu thuật cắt bỏ phần não bị tổn thương mất rất nhiều thời gian, bệnh nhân cũng phải đối mặt với những nguy hiểm nhất định. Để phẫu thuật thành công, vùng não được xác định phải cắt bỏ phải nằm độc lập, không có mối liên hệ với bất cứ bộ phận, giác quan nào. Có nghĩa là sau khi cắt bỏ, mọi khả năng hoạt động của cơ thể vẫn bình thường.

Ngoài ra, vị trí vùng não cần phẫu thuật không có nhiều dây thần kinh phức tạp, không nằm ở sâu bên trong và dễ dàng để loại bỏ… những điều kiện này nhằm đảm bảo an toàn và khả năng hoạt động sau phẫu thuật của bệnh nhân.

Chế độ ăn uống sinh hoạt dành cho người bệnh động kinh

Theo nghiên cứu, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng một phần nhất định đến việc điều trị cho bệnh nhân động kinh. Não bộ rất dễ bị kích thích, nhất là đối với những người bị tổn thương bán cầu não như bệnh nhân động kinh. Do đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh cho họ cũng là cách hiệu quả kiểm soát các cơn co giật thật tốt mỗi ngày. Do đó, khi chăm sóc bệnh nhân mắc giật kinh phong, bạn cần chú ý đến các điều sau đây:

- Cung cấp chế độ ăn giàu protein lành mạnh từ thịt ức gà, cá, hải sản, trứng và hạn chế thịt đỏ.

- Tăng cường bổ sung rau lá xanh đậm, các loại rau củ quả như: chuối, bơ, cà rốt, hạnh nhân, xúp lơ, rau mồng tơi, đậu Hà Lan, táo, lê…

- Tuyệt đối không để bệnh nhân bị động kinh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, những thức uống gây ảo giác, mất ý thức, kích thích hệ thần kình.

- Hạn chế tối đa đường, tinh bột, thực phẩm chứa phụ gia và chất bảo quản, nhất là sản phẩm đóng gói trên thị trường.

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh động kinh

Ngoài ra, người bị bệnh động kinh cần phải được tăng cường trò chuyện, vui chơi, tạo không gian thoải mái, vui vẻ và hoà nhập với cộng đồng. Trong trường hợp bệnh nhân động kinh bị xa lánh, tâm lý của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn dễ dẫn đến trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, dễ kích động làm bệnh tình ngày một nghiêm trọng.

Thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn động kinh hiệu quả

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho ra kết luận thảo dược tự nhiên có khả năng kiểm soát, điều trị bệnh động kinh vô cùng hiệu quả. Trong đó, câu đằng, an tức hương được xem là liều thuốc quý đối với bệnh nhân động kinh, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ…

Theo nghiên cứu này, một số loại thảo dược trong y học cổ truyền phương Đông rất giàu GABA nội sinh, một chất dẫn trueyefn có tác dụng trấn kinh, an thần, kích thích duy trì hoạt động não bộ từ đó giúp kiểm soát tốt cơn động kinh ở người.

Các nhà khoa học cũng thực hiện một cuộc khảo sát đối với những bệnh nhân động kinh thường xuyên dùng thảo mộc tự nhiên, họ cho thấy rằng các cơn co giật giảm hẳn, thời gian co giật ngắn lại, ngủ ngon hơn, các cơn lo âu giảm đi đáng kể.

Thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị động kinh hiệu quả

Dược tính điều trị bệnh của câu đằng và an tức hương, hoa cúc được phân tích như sau:

- Câu đằng: Sử dụng câu đằng thường xuyên, nguồn dưỡng chất từ loại dược liệu Đông y này có khả năng kiểm soát, giảm thiểu động kinh hiệu quả. Câu đằng rất giàu các loại dưỡng chất có khả năng cân bằng nồng độ ion trong não bộ tối ưu. Điều này tốt cho việc kích thích não sản sinh ra GABA nội sinh giảm hẳn, ức chế động kinh, co giật.

- An tức hương và hoa cúc: Hai nguyên liệu trong tự nhiên này đều mang đến công dụng tuyệt vời là điều hoà khí huyết, mang đến giấc ngủ ngon và sâu, giảm thiểu căng thẳng, giải toả lo âu phiền muộn cho người bị bệnh động kinh, gặp vấn đề về tâm lý. Uống an tức hương và hoa cúc giúp ngủ ngon nhưng hoàn toàn lành tính với cơ thể, điều này vô cùng tốt và có thể thay thế thuốc ngủ có nhiều tác dụng phụ.

Tìm hiểu về nguyên nhân tại sao lại bị động kinh và cách chữa khỏi bệnh có liên quan trực tiếp đến nhau. Đối với đông kinh vô căn, việc điều trị thường tốn nhiều thời gian hơn vì khó tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu là trường hợp động kinh triệu chứng với nguyên do rõ ràng, việc điều trị dứt điểm bệnh là hoàn toàn có thể.

Qua những kiến thức trên, hi vọng người bệnh và gia đình sẽ định hướng được phương pháp điều trị đối với căn bệnh này. Điều quan trọng là nên cho người bệnh đi khám, chữa trị sớm ngay khi vừa phát bệnh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha