3 dạng động kinh toàn thể thường gặp ở trẻ em

Động kinh toàn thể ảnh hưởng đến cả hai bán cầu não, khiến trẻ bị mất hoàn toàn ý thức trong một thời gian ngắn hoặc dài và thường đặc trưng bằng 3 dạng cụ thể là động kinh cơn lớn, động kinh rung giật cơ và động kinh suy nhược.

Ngày đăng: 16-04-2017

1,956 lượt xem

1. Dạng động kinh cơn lớn

Bệnh động kinh cơn lớn là loại phổ biến nhất của bệnh động kinh toàn thể. Biểu hiện cụ thể là cơn co cứng toàn thân, chân tay giật liên hồi, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tím tái môi, hơi thở bị giảm xuống hoặc ngừng vài giây và dưới 1 phút. Đôi khi trẻ mắc động kinh cơn lớn chỉ ở giai đoạn co cứng tay chân không co giật hoặc cũng có thể chỉ co giật mà không bị co cứng tay chân.

Dạng động kinh cơn lớn ở trẻ em là thường gặp và phổ biến nhất

Nhiều người thường cho rằng khi con lên cơn động kinh, cha mẹ nên nhét giẻ, đũa hoặc vật mềm trong miệng con để tránh bị cắn vào lưỡi nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm vì dễ dẫn đến ngạt thở, rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Sau mỗi cơn động kinh, trẻ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi còn bị hôn mê, rối loạn trí nhớ nhất thời hoặc nhức đầu khá lâu. Thời gian phục hồi hoàn toàn có thể mất từ vài phút đến vài giờ, phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng trẻ.

Động kinh rung giật cơ (Myoclonic)

Động kinh toàn thể dạng rung giật cơ diễn ra rất nhanh, cơ bắp co rút lại, thường xảy ra cùng lúc ở cả hai bên của cơ thể. Đôi khi, cơn động kinh này chỉ xảy ra đột ngột ở một cánh tay hoặc một chân, đặc biệt nhiều người bị giật ở một chân trong khi ngủ.

Trẻ có cơn động kinh giật rung cơ thường sẽ tự phục hồi mà không cần sơ cứu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện điều này xảy ra thường xuyên ở trẻ, nên đưa con tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Động kinh suy nhược (Atonic)

Động kinh toàn thể dạng suy nhược xảy ra khi cơ thể trẻ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ bắp trong cơ thể, không giữ được tư thế bình thường và ngã xuống đất. Cơn động kinh này rất đột ngột, không hề có một dấu hiệu nào báo trước, khiến trẻ dễ bị chấn thương vùng đầu mặt, động kinh suy nhược có khả năng kháng thuốc động kinh cao.

Trẻ mắc động kinh dạng này có thể sẽ phải mang mũ bảo hiểm khi di chuyển, đi lại để đảm bảo an toàn. Việc điều trị cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.

Giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh động kinh toàn thể hiệu quả

Trẻ bị động kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong phác đồ điều trị bệnh động kinh hiện nay, đa số các trường hợp sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng động kinh nhằm làm giảm bớt số cơn co giật xuất hiện ở trẻ. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc tây thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, hơn nữa, không ít trẻ có hiện tượng kháng thuốc. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ để có lựa chọn chính xác nhất cho con của mình.

Bên cạnh đó, có một hướng điều trị được cho là hiệu quả với trẻ mắc bệnh động kinh là giải pháp bổ trợ từ chế độ ăn uống nhiều protien và chất béo (còn gọi là ketogenic).

Ngoài những phương pháp hiện đại thì cách chữa bệnh động kinh bằng đông y cũng có những đóng góp không nhỏ. Bằng chứng là đã có rất nhiều ca bệnh động kinh ở trẻ em và người lớn được chữa khỏi hoàn toàn bằng các vị thuốc đông y.

Đông y chữa bệnh động kinh ở trẻ em rất hiệu quả

Những phương thuốc này giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn co giật, nhất là với dạng động kinh kháng thuốc, đồng thời, bảo vệ các tế bào thần kinh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến sự phát triển tư duy, trí nhớ của trẻ trong tương lai, đồng thời an toàn cho sức khỏe vì không có tác dụng phụ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha