Động kinh cơn lớn cần được chẩn đoán phân biệt với các cơn co giật do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn đường huyết, sốt cao co giật...
Ngày đăng: 21-04-2019
1,818 lượt xem
Phân biệt cơn co giật phân ly và cơn động kinh cơn lớn
Cơn co giật phân ly thường xảy ra ở người trẻ tuổi, tinh thần yếu (thường là nữ, với hoạt động cảm xúc tăng, do hoạt động lý trí suy yếu, tính ám thị tăng). Cơn xảy ra có tác động của sang chấn tâm lý hay hoàn cảnh ám thị (có sự chú ý của người xung quanh). Bệnh nhân có ý thức tránh né nguy hiểm, chọn chỗ ngã, không có thương tích cơ thể.
Biểu hiện của cơn co giật phân ly
- Thường là cơn giãy giụa lung tung dễ bị nhầm lẫn với động kinh cơn lớn
- Không kèm theo mất ý thức, không có các rối loạn thần kinh thực vật.
- Sau cơn bệnh nhân tỉnh, nhớ được chi tiết bệnh nhân xảy ra trong cơn.
Co giật phân ly được điều trị bằng cách cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi sau cơn và cắt cơn bằng liệu pháp tâm lý (ám thị).
Cơn co giật do rối loạn phân ly dễ bị nhầm lẫn với động kinh cơn lớn
Phân biệt động kinh cơn lớn và cơn co giật trong hạ đường huyết
Biểu hiện cơn co giật do hạ đường huyết
- Cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi.
- Có thể co giật toàn thân hay nửa người. Xuất hiện triệu chứng hôn mê tiếp theo sau cơn co giật
Cơn co giật do hạ đường huyết được điều trị bằng cách uống hoặc truyền glucose sẽ có hiệu quả ngay lập tức.
Phân biệt cơn co giật do hạ canxi máu và động kinh cơn lớn
Co giật do hạ canxi là tình trạng tăng kích thích thần kinh cơn do hạ canxi máu. Thường gặp ở những trẻ em bị bệnh còi xương, người bị thiểu năng giáp trạng, tình trạng kiềm máu. Biểu hiện gồm các triệu chứng:
- Co giật toàn thân, bệnh nhân ở tư thế tay gấp lại chân duỗi cong,..
- Cơn co giật thắt thanh quản làm cho bệnh nhân tím tái, kéo dài có thể gây tử vong.
Điều trị cơn co giật do hạ canxi bằng cách cho người bệnh bổ sung các chế phẩm, thực phẩm giàu canxi sẽ có hiệu quả.
Phân biệt cơn co giật do sốt cao và động kinh cơn lớn
Cơn co giật do sốt cao xuất hiện khi người bệnh sốt cao trên 39 độ C, nhất là sốt đột ngột. Thường là cơn co giật toàn thân, có thể có rối loạn ý thức kiểu sảng: trẻ hoảng hốt, mắt nhìn ngơ ngác sợ hãi, nói ú ớ, ôm chặt lấy bố mẹ.
Để hạn chế sốt cao co giật nên xử trí ngay khi bệnh nhân chớm sốt bằng bằng chườm lạnh, dùng thuốc hạ sốt, không nên để cơn co giật do sốt cao xuất hiện nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng động kinh.
Không nên để trẻ bị sốt cao co giật nhiều lần
Phân biệt cơn sản giật và cơn động kinh
Cơn sản giật thường gặp ở người con so, đa thai, cao huyết áp mãn tính, đái tháo đường, rối loạn tự miễn,….Nguyên nhân chưa rõ ràng, có thể là nguyên nhân miễn dịch. Cơn sản giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi có thai 20 tuần và đến tận 6 tháng sau khi sinh.
Cơn co giật do sản giật với 4 giai đoạn điển hình giống như động kinh cơn lớn:
- Giai đoạn xâm nhiễm; có rung cơ, xuất hiện đầu tiên ở mặt gây co giật nhẹ ở mặt rồi lan ra chi trên.
- Giai đoạn co cứng: các cơ toàn thân bị co cứng gây tím tái, có thể gây ngừng thở tạm thời.
- Giai đoạn co giật: co giật toàn thân liên tiếp.
- Giai đoạn hôn mê: mức độ hôn mê tùy mức độ bệnh, nhiễm độc.
Nên cho thai phụ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện triệu chứng cơn sản giật để có hướng xử trí kịp thời.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn