Làm thế nào để chữa hết động kinh ở mọi đối tượng?

Làm thế nào để chữa hết động kinh luôn là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Ngày đăng: 06-08-2021

772 lượt xem

Tìm hiểu khái quát về động kinh

Khái niệm về động kinh

Động kinh là bệnh gây nên biểu hiện phổ biến là các cơn co giật lớn hoặc nhỏ, trên toàn thân hoặc cục bộ ở cơ thể người mắc phải. Điều này được tạo ra bởi vấn đề hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn dẫn đến việc truyền tải thông tin trong não bộ, đồng thời gây nên các sung điện đột ngột – tác động trực tiếp đến các cơn co giật toàn thân, cơ giật cục bộ.

Theo các nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân động kinh thuộc lứa tuổi dưới 10 chiếm phần lớn, trong đó còn có số ít là người trưởng thành và người cao tuổi với những nguyên nhân khác nhau.

So với người trưởng thành, trẻ nhỏ dễ mắc động kinh hơn nhưng dấu hiệu nhận biết lại rất khó khăn, biểu hiện thoáng qua vì vậy mà gây ra nhiều trắc trở cho quá trình điều trị.

Động kinh có những dạng nào?

Các chuyên gia sau quá trình nghiên cứu và khảo sát dựa trên nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng đã chia động kinh ra thành 2 dạng là cục bộ (khu trú) và toàn bộ.

Động kinh cục bộ bắt nguồn vì một bên bán cầu não có vùng bị chấn thương hoặc gặp vấn đề gây nên rối loạn hệ thống thần kinh trung ương ở diện nhỏ hay vừa. Dạng động kinh cục bộ chỉ gây nên các biểu hiện nhẹ, không ảnh hưởng đến nhận thức và chỉ trên một bộ phận, một bên cơ thể.

Động kinh toàn thể xảy ra khi người bệnh bị rối loạn hệ thống thần kinh trung ương nặng nề, tổn thương nằm ở hai bên bán cầu não. Chính vì vậy mà biểu hiện xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, làm ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh.

Bên cạnh đó, động kinh còn có rất nhiều các triệu chứng lâm sàng trong hai dạng trên. Mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau về loại, mức độ… chứ không giống nhau đều chỉ bị co giật toàn thân.

Nguyên nhân gây nên động kinh là gì?

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị nhiễm các loại virus về não như viêm não Nhật Bản, viêm màng não…

- Trẻ em dưới 10 tuổi sốt cao co giật tái phát nhiều lần.

- Đối tượng bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông, té ngã, va đập vào vùng đầu.

- Đối tượng bị thoái hóa não bộ, suy giảm trí não, mắc Alzheimer, người cao tuổi giảm trí tuệ…

- Bệnh nhân mắc ung thư não, có khối u, dị vật chèn trong não bộ.

- Người mắc HIV/AIDS lâu năm.

- Người bị nhiễm trùng máu gây ra các hệ lụy, di căn đến não.

- Nhiễm sáng, ký sinh trùng lên não bộ.

- Trẻ em sơ sinh có cấu trúc não dị thường bẩm sinh.

- Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị trầm cảm, căng thẳng, lo âu kéo dài.

Triệu chứng lâm sàng của động kinh như thế nào? Có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, ở mỗi loại động kinh, triệu chứng sẽ khác nhau. Dựa trên 2 dạng động kinh, chúng ta sẽ có thể theo dõi triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân như sau:

Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ đơn giản: Ban đầu, người mắc có cảm giác mệt mỏi, choáng váng, đau nhức đầu, sau đó có thể cảm thấy khả năng nhận biết mùi vị rất kém. Các triệu chứng này tương tự như cảm giác trước khi mắc cảm lạnh, cảm cúm thông thường, vì vậy mà động kinh cục bộ đơn giản khó có thể phát hiện sớm thông qua triệu chứng được. Động kinh cục bộ đơn giản và phức tạp là hai dạng độc lập với 2 mức độ tổn thương não bộ khác nhau. Có nghĩa là động kinh cục bộ đơn giản không tiến triển thành động kinh cục bộ phức tạp, nhưng không điều trị thời gian dài có thể làm các biểu hiện trở nên nặng nề hơn.

- Động kinh cục bộ phức tạp: Các biểu hiện bắt đầu trở nên rõ rệt và dễ dàng theo dõi hơn dạng đơn giản. Triệu chứng mà mọi người gặp phải có thể là các cơn co thắt cơ bất chợt diễn ra rất nhanh, có các hành động lặp đi lặp lại khó hiểu như nhai, nuốt, chép miệng, gật đầu, đi vòng tròn, đi leo cầu thang… Người mắc động kinh cục bộ phức tạp có thể bị ảnh hưởng đến một phần ý thức. Theo nghiên cứu, trong thời gian dài không được điều trị, động kinh cục bộ phức tạp có thể lan rộng ra thành động kinh toàn thể.

Động kinh cục bộ là biểu hiện động kinh thường gặp

Động kinh toàn thể

Triệu chứng lâm sàng của động kinh toàn thể rất đa dạng chứ không phải chỉ bao gồm các cơn co giật toàn thân. Dưới đây là các biểu hiện mà người mắc động kinh toàn thể có thể gặp phải:

- Cơn vắng ý thức: Đây là biểu hiện chỉ xuất hiện ở trẻ em dưới 10 – 15 tuổi khi mắc động kinh toàn thể. Người bệnh sẽ bị rơi vào khoảng vài chục giây mất đi nhận thức, cơ thể dừng lại toàn bộ các hoạt động đang thực hiện. Trẻ khi rơi vào cơn vắng ý thức sẽ có mắt nhìn mơ màng, vô hồn về một hướng, tay chợt làm rơi đồ vật, ngồi thừ một chỗ mà không phản ứng lại bất cứ sự vật, hiện tượng, tác động của mọi người xung quanh.

Sau khoảng vài chục giây thì tình trạng này sẽ kết thúc, trẻ quay trở về trạng thái bình thường. Trong khoảng vài chục giây vắng ý thức, trẻ sẽ mất đi khả năng ghi nhớ, do đó, mất chú ý, gặp nhiều khó khăn trong lúc học tập, làm việc hay tham gia các hoạt động nào đó.

- Cơn co giật cơ: Nếu các biểu hiện khác của động kinh toàn thể đều làm người bệnh mất ý thức thì cơn co giật cơ không hề làm xảy ra điều này. Người bệnh động kinh có thể đột ngột nhận được các cơn co thắt từ những nhóm cơbất kỳ nào đó trên cơ thể.

- Cơn tăng trương lực: Cơ thể đột ngột ngã quỵ, tay chân, toàn thân cứng đờ, các khớp không thể hoạt động được kéo dài đến vài chục giây mới quay trở về trạng thái bình thường.

- Cơn mất trương lực: Biểu hiện trái ngược hoàn toàn với cơn tăng trương lực. Lúc này cơ thể mềm nhũn, hiểu nôm na là không thể gồng người được, do đó mà người bệnh cũng mất đi khả năng giữ thăng bằng trên hai chân, té ngã khi tái phát cơn. Trong khoảng vài chục giây, cơn mất trương lực có thể biến mất, cơn sẽ kéo dài hoặc ngắn lại tùy vào đối tượng khác nhau.

- Cơn co cứng co giật toàn thân: Đây chính là cơn giật kinh phong mà nhiều người vẫn hay gọi, tên gọi khác của động kinh trong dân gian. Mọi người vẫn nghĩ động kinh chỉ có một biểu hiện chính là cơn co giật này. Khi tái phát cơn co cứng co giật toàn thân, người bệnh sẽ lần lượt trải qua 3 giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn thứ nhất, người bệnh sẽ trải qua cơn tăng trương lực kéo dài khoảng 10 – 30 giây, đột ngột té ngã, cơ thể cứng ngắt, mắt trợn lớn, miệng nghiến lại, lúc này họ hô hấp rất khó khăn vì khí quản co cứng nên rất dễ ngạt, thiếu oxy lên não.

Giai đoạn thứ 2, các cơn co giật xuất hiện cực nhanh, nhịp nhàng đều đặn đến gần 2 phút mới dừng lại. Nhiều trường hợp nguy hiểm thì cơn co giật có thể kéo dài đến hơn 5 phút, các đối tượng này phải được đưa đến cơ sở y tế ngay sau đó để được đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Giai đoạn thứ 3, cơ thể sau cơn co giật dường như kiệt sức, người bệnh có thể bất tỉnh hoặc ngủ sâu đến vài giờ đồng hồ liên tục rồi tỉnh dậy trong trạng thái mơ màng, lú lẫn. Mọi người không nên tự ý kêu, tác động vào người bệnh vì rất có thể kích thích cơn co giật tiếp theo tái phát.

Động kinh có nguy hiểm không?

Tuy động kinh có tỉ lệ gây tử vong thấp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu người mắc động kinh, nhất là các trường hợp xảy ra co giật được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, tỉ lệ nguy hiểm sẽ thấp hơn. Ngược lại, người thường xuyên lên cơn co giật mà phải làm việc ở công trường, phải điều khiển phương tiện giao thông, điều khiển máy móc… chắc chắn sẽ dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Xét đến mức độ đe dọa người bệnh của cơn động kinh toàn thân hay co giật toàn cơ thể, tỉ lệ nguy hiểm vẫn tồn tại khá cao. Cơn co giật làm người bệnh mất đi ý thức, mất kiểm soát hành động, trong cơn co giật khó lường trước các tình huống gì có thể xảy ra. Giai đoạn đầu của cơn co giật, nếu không sơ cứu đúng cách, bệnh nhân mắc động kinh có thể rơi vào trạng thái ngạt, thiếu oxy lên não, bại não, đột tử bất cứ lúc nào.

Chưa kể đến các trường hợp mắc động kinh ở mức độ nặng, các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút gây nên nhiều hệ lụy đến cơ thể và não bộ.

Về tâm lý người bệnh, động kinh làm giảm chất lượng cuộc sống, co giật khiến họ tự ti, xấu hổ và không dám hòa nhập với mọi người xung quanh dễ dẫn đến lo âu, stress kéo dài. Sau cùng, người mắc động kinh rất dễ bị trầm cảm với các hệ lụy nguy hiểm hơn nữa.

Chính bởi vậy, động kinh thực sự là một căn bệnh nguy hiểm và ngay sau khi được phát hiện, người mắc phải được điều trị đúng cách, kịp thời để duy trì chế độ, nhịp sống như bình thường.

Người mắc động kinh phải mất bao lâu để điều trị hoàn toàn?

Rất khó có thể xác định được rằng mất khoảng thời gian bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm để điều trị hoàn toàn động kinh. Tuy nhiên, có thể xác nhận được thời gian chứng minh được tình trạng bệnh đã thuyên giảm hẳn. Theo đó, sau khi áp dụng các phương pháp điều trị mà suốt 2 năm liền, người bệnh không hề gặp lại bất cứ dấu hiệu nào của động kinh, lúc này họ được cân nhắc cho dừng tất cả các liệu trình đang áp dụng.

Động kinh là bệnh mãn tính, do đó, muốn điều trị dứt điểm, người bệnh cần phải thực sự kiên trì áp dụng theo các phương pháp chuẩn y khoa, đúng và phù hợp.

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu kiên trì

Cách điều trị khỏi động kinh cho các đối tượng

Sử dụng thuốc kháng co giật

Có rất nhiều các phương pháp điều trị động kinh khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn chính là sử dụng thuốc kháng co giật. Cách này mang đến hiệu quả ở mọi đối tượng bệnh nhân, có tác động trực tiếp và làm giảm đáng kể dấu hiệu của bệnh.

Thuốc kháng co giật phát huy tối đa tác dụng, mọi người phải sử dụng đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Cùng với đó, bạn phải có lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe và nhất là não bộ.

Thuốc kháng động kinh có một điểm trừ lớn chính là khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ tiêu cực đến não bộ, cơ thể, sức khỏe tổng thể. Để giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị động kinh, việc tìm thấy loại thuốc phù hợp vô cùng quan trọng.

Phẫu thuật não bộ

Mặc dù là phương pháp gây ra nhiều rủi ro nhưng phẫu thuật não có khả năng loại bỏ triệt để nguyên nhân gây động kinh. Phương pháp này sẽ trực tiếp cắt bỏ đi phần não chấn thương, vùng não không hoàn chỉnh, vùng não đã gây nên các cơn co giật hay biểu hiện của động kinh. Do đó, phẫu thuật não ẩn chứa rất nhiều hệ lụy, vì ai cũng biết rằng, não là nơi điều khiển hầu hết các hoạt động của cơ thể con người.

Việc loại bỏ đi một vùng nào nào đó có thể tác động đến khả năng kiểm soát hành vi, ngôn ngữ, trí nhớ, các giác quan… của người bệnh. Do đó, trước khi thực hiện phương pháp điều trị động kinh này, cả người bệnh lẫn bác sĩ phải cân nhắc rất nhiều.

Phương thuốc đông y điều trị động kinh

Đối với các trường hợp e ngại phẫu thuật não hay có dấu hiệu kháng thuốc chống động kinh, thảo dược đông y có tác dụng ức chế cơn co giật có thể sẽ là giải pháp hữu hiệu được áp dụng tiếp theo. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, một số loại thảo dược tự nhiên giàu hàm lượng dưỡng chất có tác dụng tương tự thuốc chống co giật, hoàn toàn có thể thay thế để điều trị động kinh.

Một số các loại thảo dược có tác dụng này phải kể đến như câu đằng, an tức hương, nghệ tươi, rau đắng biển, lá khổ qua rừng, hoa cúc La Mã, hạt sen… Chúng giàu các chất giúp ổn định hệ thống thần kinh trung ương, bổ sung chất GABA – dẫn truyền thần kinh ức chế, điều hòa căng thẳng, giảm thiểu lo âu… vô cùng tốt để ngăn ngừa các cơn co giật một cách lành mạnh. Sử dụng đông y để điều trị động kinh mang đến rất nhiều lợi ích vì không có tác dụng phụ, lành mạnh với cơ thể, sức khỏe.

Bạn nên hiểu rằng mắc động kinh không phải là điều kinh khủng, bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm chúng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau thời gian điều trị, bạn có thể quay trở về với chế độ sinh hoạt bình thường.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha