Chứng co giật nguy hiểm ở trẻ với cơn co giật trên 30 phút

Khi cơn co giật kéo dài trên 5 phút là có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có những trẻ bị co giật trên 30 phút.

Ngày đăng: 30-05-2018

1,471 lượt xem

Chứng bệnh nguy hiểm gây co giật trên 30 phút

2 ngày sau khi sinh ra tại Indonesia, cô bé Kimberly đã phải đối mặt với cơn co giật đầu tiên kéo dài 30 phút, khiến gia đình vô cùng lo lắng. Cơn co giật của cô bé đã được kiểm soát bằng thuốc, tuy nhiên nó không được giải quyết triệt để.

Cuối cùng các bác sĩ đã chẩn đoán Kimberly đã mắc phải hội chứng Hemimegalenncephaly - một hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp gây bất thường một phần hay toàn thể bán cầu não.

Hội chứng này gây ra hiện tượng co giật nghiêm trọng, thường xuyên. Nếu không sớm kiểm soát được tình trạng này, chúng sẽ gây ra tình trạng khuyết tật trí tuệ và tổn thương não bộ, khiến não bộ dừng phát triển.

Co giật ở trẻ sơ sinh là hiện tượng nguy hiểm

Động kinh co giật là gì?

Động kinh xảy ra khi các tế bào trong não hoạt động bất thường, tạm thời phá vỡ các tín hiệu điện bình thường của não. Nguyên nhân sự xuất hiện của các cơn co giật có thể là do: các chấn thương não, nhiễm trùng trong não, khối u não, các va chạm hay tính nhạy cảm di truyền.

Trong khi việc nhận biết một người trưởng thành bị co giật là một việc đơn giản, thì việc nhận ra trẻ sơ sinh bị co giật lại khó khăn hơn. Với những bậc cha mẹ chưa bao giờ biết đến hiện tượng này, nhiều người có thể bỏ qua một số biểu hiện sớm của bệnh ở trẻ.

Một số biểu hiện để phát hiện ra các cơn co giật ở trẻ sơ sinh:

- Co giật kèm sốt cao: Chân tay của em bé co cứng hoặc giật giật. Những cơn động kinh này thường được kích hoạt bởi những cơn sốt rất cao.

- Co giật tiêu điểm: Các dấu hiệu bao gồm đổ mồ hôi, nôn mửa, cơ thể chuyển sang màu nhợt nhạt, co thắt hoặc cứng khớp ở một số nhóm cơ, ví dụ như ngón tay, cánh tay hoặc chân. Em bé cũng có thể có những dấu hiệu bị nôn, môi run lập cập, la hét, khóc và mất ý thức.

- Co giật không tự chủ: Biểu hiện của cơn co giật là ta có thể nhận thấy em bé đang nhìn chằm chằm vào một không gian hoặc mơ mộng. Em bé cũng có thể chớp mắt nhanh hoặc có vẻ như đang nhai gì đó. Các cơn động kinh thường kéo dài dưới 30 giây và tái diễn nhiều lần trong ngày.

Biểu hiện của cơn co giật do động kinh ở trẻ sơ sinh thường dễ nhận biết

- Suy nhược: Em bé có biểu hiện đột nhiên đi khập khiễng và không phản ứng do sự căng cứng đột ngột của cơ bắp. Ví dụ, em bé bất ngờ không thể giữ đầu ngóc dậy khi đang bò.

- Co giật cứng: Các bộ phận của cơ thể em bé (cánh tay, chân) hoặc toàn bộ cơ thể của cô đột nhiên cứng lại.

- Co giật Myoclonic: Co giật cụm xảy ra vài ngày liên tiếp liên quan đến các cử động giật ở cổ, vai hoặc cánh tay trên của em bé.

Những việc cha mẹ nên chú ý khi thấy trẻ có dấu hiệu co giật sau khi sinh:

- Thời gian co giật kéo dài bao lâu?

- Cơn co giật bắt đầu từ đâu? Co giật có phải chỉ xuất hiện ở 1 vài điểm (trên cánh tay, chân, mắt) hay trải khắp toàn bộ cơ thể?

- Cơn co giật như thế nào? (Có nhìn chằm chằm, giật, hay cứng người không?)

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ nên quay lại video lúc con bạn lên cơn co giật, đó sẽ là một trong những cơ sở giúp cho bác sĩ có thể đánh giá và chẩn đoán chính xác hơn.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha