Làm cha mẹ thì không thể bỏ qua biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Nếu không để ý những biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thì cha mẹ rất dễ bỏ qua tình trạng bệnh bật của con mình, khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với bạn bè. Trong đó, các dạng điển hình của bệnh động kinh thời kì sơ sinh bao gồm: Động kinh sơ sinh gia đình lành tính, bệnh não giật cơ nhũ nhi, hội chứng West, Dravet, và hội chứng Ohtahara.

Ngày đăng: 18-12-2016

2,014 lượt xem

Bệnh động kinh sơ sinh lành tính

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh lành tính xuất hiện vào ngày thứ 5 sau khi trẻ ra đời với các dấu hiệu lâm sàng như run giật cơ bàn chân, bàn tay, lan tỏa từ nữa người sang bên đối diện, kéo dài chừng 30 giây, sau đó trẻ rơi vào trạng thái ngủ gà.

Đa số trẻ mắc chứng bệnh này sẽ tự khỏi bệnh khi trẻ lớn lên, nhưng có trường hợp bệnh nhân tái phát với cơn động kinh nặng hơn khiến trẻ chậm nói, chậm phát triển thể chất.

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh lành tính thường ít nguy hiểm

Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh lành tính thường ít nguy hiểm

Hội chứng Ohtahara: Xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu khi trẻ chào đời với dấu hiệu là cơn co thắt tăng trương lực cơ và cơn co giật cục bộ. Hội chứng Ohtahara sinh ra do sự bất thường ở cấu trúc hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, không có tính chất gia đình. Biểu hiện của bệnh là lúc trẻ ra đời hoàn hoàn bình thường, sau một thời gian sẽ xuất hiện các cơn co thắt xảy ra thường xuyên. Trẻ mắc phải hội chứng Ohtahara thường chậm phát triển hơn trẻ khác, nếu không chữa trị kịp thời sẽ tiến triển nặng hơn thành hội chứng West.

Cha mẹ nên quan tâm đến những biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên quan tâm đến những biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Hội chứng West hay còn được gọi là bệnh Động kinh cơn lớn, dùng để miêu tả cơn co thắt gấp xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi. Có 3 dấu hiệu của cơn co thắt điển hình ở trẻ sơ sinh là cơn giật cơ với triệu chứng trẻ gật điều liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực; cơn giật cơ duỗi ở trẻ với dấu hiệu trẻ ngửa đầu ra sau, hai tay nắm chặt, hai chân duỗi cứng và cơn co giật hỗn hợp có biểu hiện đầu ngữa ra sau, hai chân và tay co về phía trước. Dạng co thắt ở trẻ thường hết sau khi trẻ đã lớn, nhưng có không ít trường hợp phát triển thành các dạng động kinh khác, vì vậy nếu phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở trẻ thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời.

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Hội chứng Dravet (DS) là một trong những bệnh động kinh di truyền nặng ở trẻ sơ sinh. Bệnh nhân mắc chứng Dravet ở giai đoạn sơ sinh thường bị co giật khi sốt và không sốt cũng lên cơn co giật. Trong giai đoạn bệnh tiến nặng lúc trẻ lớn hơn khiến trẻ rất tăng động, mất kiểm soát hành vi và hầu như kháng lại tất cả các loại thuốc chống động kinh. Để điều trị bệnh cho bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường áp dụng chế độ ăn keto để sinh xeton nhằm hạn chế cơn động kinh tái phát.

Bên cạnh đó là trạng thái động kinh giật cơ trong bệnh não không tiến triển(MSNE) ở trẻ sơ sinh với đặc điểm lâm sàng là cơn động kinh vắng ý thức, co giật ở cơ mặt sau đó di chuyển xuống các chi. Như vậy, biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, lại xuất hiện vào gia đoạn não trẻ đang phát triển nên khó khăn trong việc điều trị, nguy cơ kháng thuốc cao, suy thoái sự phát triển thể chất, hành vi tâm lý ở trẻ. 

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha