Khám phá bệnh động kinh qua từng thời kì lịch sử

Bệnh động kinh không phải là căn bệnh trong thời kì hiện đại mà nó đã tồn tại qua hàng ngàn năm. Với mỗi thời kì, quan niệm về căn bệnh này cũng khác nhau.

Ngày đăng: 12-10-2018

1,447 lượt xem

Bệnh động kinh thời xa xưa

Từ xa xưa người ta nghĩ bệnh động kinh, dân gian gọi là kinh phong, là quỷ thần tà ma nhập vào thân thể nên các thầy tu xua đuổi tà ma bằng pháp thuật và khấn vái.

Các thầy thuốc thời cổ như Atreiya ở Ấn Độ và Hippocrates ở Hy Lạp phản bác lại và chỉ ra bệnh động kinh là sự xáo trộn chức năng của não. Nhưng đa số vẫn coi bệnh là nỗi ô nhục với cách đối xử kì thị vẫn tồn tại đến ngày nay.

Vào thế kỷ 19 khi thần kinh học tách ra khỏi tâm thần học, nguyên nhân động kinh được làm rõ dần. Năm 1860 lần đầu tiên John Jackson nhận ra bệnh động kinh là do có chỗ hư hại hoặc có sẹo ở não, gọi là “ổ co giật”. 

Những năm 1920, Hans Berger sáng chế ra điện não đồ để đo các luồng xung điện trong não, tạo bước đột phá nghiên cứu bộ não, chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh.

Vài chục năm qua lại có cú đẩy ngoạn mục, máy CT (cắt lớp điện toán), rồi MRI (cộng hưởng từ) và máy PET cho phép thấy bộ não chính xác, hoạt động ra sao. Não hư kiểu nào, chỗ nào, gây xáo trộn và gây ra động kinh.

Bệnh động kinh bị hiểu lầm trong quãng thời gian dài

Bệnh động kinh và những thiên tài

Các cơn co giật động kinh có một uy lực làm liên tưởng đến một mối liên hệ với óc sáng tạo hoặc khả năng thần kỳ. Các học giả thấy sững sờ về những bậc kỳ tài mắc bệnh động kinh. Triết gia Aristotle là người đầu tiên đặt mối liên hệ động kinh và óc sáng tạo.

Có không ít thiên tài được chẩn đoán mắc bệnh động kinh

- Socrates, ngọn đuốc tư tưởng phương Tây được xác định là mang chứng động kinh nhẹ.

- Đại đế Alexander mắc chứng bệnh động kinh.

- Danh tướng La Mã Julius Caesar có lần bị phong giật té xuống sông Tiger.

- Năm 2003, John Hughes kết luận Đại đế Nã Phá Luân (Napoleon) bị động kinh. Phải chăng bệnh này làm ông thua trận Waterloo.

- Soren Kierkegaard cha đẻ thuyết hiện sinh, các nhà soạn nhạc kỳ tài Handel, Paganini và Tchaikovsky đều bị động kinh.

Giáo sư thần kinh học Jerome Engel, coi đó chỉ là sự trùng hợp. Các chuyên gia khác không đồng ý, cho biết có tìm ra mối liên hệ giữa bệnh động kinh và thiên tài ở một số người.

Paul Spiers có lập luận tương tự: co giật làm bùng lên xung điện ở các vị trí khác nhau của bộ óc chứa các chức năng và các cảm xúc cũng như trí nhớ. 

Trong nửa đầu thế kỷ 20, thuốc trị động kinh chính là phenobarbiton (từ năm 1912) và phenyltoin (từ năm 1938). Từ những năm 1960, có thêm nhiều thuốc mới nhờ hiểu được luồng thần kinh và các chất dẫn truyền, tuy nhiên,tác dụng phụ của những loại thuốc này là rất lớn.

Ngày nay có thể phẫu thuật khu vực não bị ảnh hưởng để điều trị động kinh. Bệnh nhân có các co giật gây hậu quả trầm trọng hoặc không đá ứng với thuốc nhưng phải xác định được khu vực não bị tổn thương mới có thể được áp dụng biện pháp phẫu thuật.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha