Trẻ em bị động kinh có đi học ngoại khóa được không?

Trẻ em bị động kinh có đi học ngoại khóa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Ngày đăng: 02-01-2022

646 lượt xem

Nguyên nhân phát bệnh động kinh ở trẻ?

Bệnh động kinh ở trẻ thường là do não trẻ bị tổn thương cụ thể bởi các yếu tố sau:

Động kinh do quá trình sinh nở gặp khó khăn

Trong quá trình chuyển dạ, vì nhiều lý do không ít người mẹ gặp khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài. Những trường hợp này các bác sĩ phải can thiệp bằng cách dùng kẹp lôi ra hoặc dùng giác hút. Ngoài ra, những trẻ sinh khó, quá trình sinh thường lâu ra và khi nước ối đã vỡ nên dễ bị ngạt thở, dẫn đến thiếu oxy lên não, làm tổn thương não. Nếu không được xử lý cũng như chữa trị kịp thời, trẻ sẽ dễ bị động kinh về sau.

Động kinh do trẻ bị các bệnh viêm não và viêm màng não

Viêm não và viêm màng não nếu các chứng bệnh này không điều trị sớm sẽ để lại di chứng giống như một vết sẹo. Và nếu để lâu ngày sẽ gây nên bệnh động kinh ở trẻ.

Do trẻ bị u não

Không ít trẻ em mắc bệnh u não mà u não càng phát triển lớn lúc này sẽ chèn lên các dây thần kinh, làm tê liệt hệ thống dây thần kinh từ đó gây ra bệnh động kinh ở trẻ.

U não dễ gây ra hậu quả là bệnh động kinh 

Trẻ bị va đập hoặc chấn thương ở đầu dẫn tới động kinh

Trong quá trình chăm sóc trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh không may trẻ bị ngã đập đầu, các vật cứng đập vào đầu sẽ làm tổn thương đến não bộ dẫn tới động kinh. Ngoài ra, thì bị tai nạn xe cũng là nguyên nhân chính, thường gặp của bệnh động kinh ở trẻ em.

Trẻ mắc bệnh động kinh do di truyền

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến những đứa trẻ vừa mới chào đời có thể mắc bệnh động kinh. Tóm lại, nếu trong gia đình có ông bà, hoặc cha mẹ bị bệnh động kinh thì nguy cơ trẻ bị sinh ra bị động kinh là rất cao. Tuy nhiên việc này rất khó phát hiện bằng mắt thường mà phải thông qua điện não đồ mới có thể xác định cụ thể. Hoặc cha mẹ nên quan sát thật kỹ những khác thường của con từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ cha mẹ cần biết

Để chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ cũng như người lớn, các chuyên gia bác sỹ khoa thần kinh sẽ thực hiện khám lâm sàng trước, sau đó cùng với sự kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hiện đại để có được kết quả chính xác nhất. Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ chi tiết như sau:

Khám lâm sàng cho trẻ

Đầu tiên, đội ngũ chuyên môn sẽ khai thác về tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng của người bệnh . Đồng thời, nên kiểm tra hành vi những kỹ năng vận động của trẻ từ đó để các định dạng động kinh mà trẻ có thể đang mắc phải.

Thực hiện xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu rất quan trọng, từ kết quả xét nghiệm này bác sĩ cũng có thể giúp trẻ nhận biết được những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, di truyền cũng như một số rối loạn khác có thể liên quan đến bệnh động kinh.

Thực hiện các loại xét nghiệm

Việc thực hiện các loại xét nghiệm này để thấy rõ tổn thương trong não gây ra bệnh động kinh. Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện thêm những thủ tục sau để kết quả được chính xác nhất về bệnh có thể thực hiện các loại sau đây:

Điện não đồ

Điện não đồ được đánh giá là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh phổ biến nhất được sử dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh động kinh. Các bác sỹ sẽ dùng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của não. Nếu trẻ bị động kinh thì mô hình sóng não cũng thay đổi bất thường ngay cả khi trẻ chưa lên cơn co giật.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét

Với phương phápchụp cắt lớp vi tính (CT) quét này, bác sĩ sẽ thấy hình ảnh não được cắt ngang và những những tổn thương của não như khối u hay hiện tượng chảy máu não.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Cách này được thực hiện bằng cách sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để chuyên gia được nhìn chi tiết về bộ não cũng như phát hiện ra những tổn thương hay bất thường trong não. Bởi đây là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn động kinh.

Chụp MRI phát hiện động kinh ở trẻ

Những quan niệm sai lầm về động kinh ở trẻ nhỏ

Bệnh động kinh ở trẻ không phải là mới, tuy nhiên thì vẫn không ít những quan điểm sai lầm về bệnh động kinh. Những quan niệm sai lầm về động kinh ở trẻ nhỏ cần phải loại bỏ ngay lập tức như sau:

Động kinh ở trẻ là do ma quỷ gây ra

Bệnh động kinh khiến trẻ em luôn phải sống trong sợ hãi, sợ bị bạn bè cười chê cười bởi quan niệm sai lầm bệnh nhân động kinh là đồ ma ám. Chính vì thế mà nhiều cha mẹ lại luôn muốn giấu bệnh của trẻ, khiến quá trình học tập vui chơi của bé gặp nhiều khó khăn nếu như lên cơn bất chợt.

Một số trẻ em mắc bệnh động kinh đang phải đối mặt với sự kỳ thị của cộng đồng. Bởi không ít người cho rằng, bệnh động kinh là do một thế lực thần thánh hoặc ma quỷ nào đó gây ra. Đây là một suy nghĩ sai lệch cần loại bỏ ngay lập tức để không gây ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.

Trẻ nào mắc bệnh động kinh luôn bị co giật

Mặc dù biểu hiện của bệnh động kinh thường là các cơn co giật. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh cũng luôn luôn có biểu hiện này. Thực tế thì các loại động kinh khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Có thể nói, triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em lẫn người lớn rất đa dạng. Cụ thể, ngoài những cơn co giật thông thường,, sùi bọt mép hay mắt trợn ngược, trẻ mắc động kinh có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác như cảm giác sợ hãi, mặt đờ đẫn,…

Bệnh động kinh ở trẻ không thể chữa khỏi

Đã có rất nhiều trẻ em đã được điều trị khỏi bệnh động kinh và trở lại cuộc sống bình thường. Bởi số phương pháp điều bệnh ngày càng hiện đại và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tùy vào dạng bệnh và thể trạng của trẻ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tóm lại, quan điểm bệnh động kinh ở trẻ không thể chữa khỏi này hoàn toàn sai lầm. Vì thế hãy đưa trẻ đi khám để có thể điều trị dứt điểm bệnh một cách hoàn toàn.

Động kinh ở trẻ là một dạng bệnh tâm thần

Tương tự như quan niệm bệnh động kinh ở trẻ là do ma quỷ ám phần lớn, trường hợp trẻ mắc bệnh động kinh phải chịu tiếng oan là người bệnh tâm thần. Sự thật không phải như vậy bởi ngoại trừ những lúc lên cơn, người mắc động kinh vẫn tỉnh táo và có thể sinh hoạt bình thường.

Trước đây, những bệnh nhân bị động kinh thường bị nhầm lẫn có liên quan đến các vấn đề tâm thần, chậm phát triển tuy nhiên thì không phải.

Sơ cứu trẻ lên cơn động kinh bằng cách nhét gì đó vào miệng bệnh nhân

Khi phát hiện trẻ lên cơn động kinh, khá nhiều người nghĩ rằng, nhét vật gì đó vào miệng sẽ tránh được việc trẻ cắn lưỡi. Tuy nhiên, những hành động này lại có thể khiến bệnh nhân dễ bị ngạt thở và dẫn tới tử vong. Tốt hơn hết khi lên cơn, cha mẹ chỉ nên nghiêng đầu trẻ sang một bên, giúp họ nới lỏng quần áo và giữ người trẻ ở một tư thế thoải mái nhất. Sau đó cũng cần phải liên tục để ý tới người bệnh trong cơn co giật.

Một số cách sơ cứu chính xác bệnh nhân bị động kinh

Trẻ em bị động kinh có đi học ngoại khóa được không?

Một cơn động kinh ở trẻ thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, tuy không đau đớn nhưng có thể rất khó chịu và có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập sinh hoạt của trẻ. Và khi một đứa trẻ bị động kinh co giật, trẻ có thể có những biểu hiện sau:

+ Trẻ có thể bị lẫn lộn

+ Ngây người nhìn chằm chằm

+ Có những cử động giật tay chân không kiểm soát được

+ Bé có thể còn tỉnh hoặc bị mất ý thức.

Tuy rằng một số trường hợp bị rối loạn từ bệnh động kinh khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập tuy nhiên không phải vì thế mà trẻ em bị động kinh không thể đi học ngoại khóa. Trẻ hoàn toàn có thể được học tập và sinh hoạt như bao đứa trẻ khác nhưng đòi hỏi phải có sự quan sát thật chặt chẽ từ giáo viên, gia đình, hay người chăm sóc trẻ. Và nên hạn chế những bộ môn giải trí, thể thao gây nguy hiểm cho trẻ động kinh khi lên cơn như: Bơi lội, trò chơi mạo hiểm…

Một vài lưu ý cho cha mẹ nếu bé đã từng bị co giật một lần thì không hẳn có nghĩa bé bị động kinh hoặc trẻ bị hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, bị sốt cao hoặc bị viêm màng não thì không khẳng định là trẻ mắc bệnh được. Nhưng nếu trẻ bị co giật nhiều hơn một lần mà không rõ nguyên nhân cấp tính thì có thể bé sẽ bị chẩn đoán là động kinh. Cụ thể những nguyên nhân không cấp tính có thể bao gồm bị chấn thương vùng đầu, hoặc cấu trúc não bất thường. Tốt hơn hết nếu phát hiện con mình có những triệu chứng nguy hiểm thì nên đưa trẻ gặp bác sĩ chuyên môn ngay.

Trẻ em bị động kinh có nguy hiểm không?

Động kinh ở trẻ em là một rối loạn hoạt động não khiến cho người bị dễ bị co giật. Trẻ em bị động kinh có nguy hiểm không luôn là câu hỏi của rất nhiều người. Cha mẹ phải hiểu được rằng các tế bào thần kinh trong não liên tục phát đến nhau các tín hiệu điện và một khi quá trình bình thường này bị gián đoạn, hoặc khi các tín hiệu đột nhiên cùng phát ra một lúc thì có thể gây nên co giật cho trẻ. Chưa hết, nó còn dẫn đến sự thay đổi đột ngột trong ý thức, hoạt động hoặc cảm giác của trẻ.

Nói trẻ em bị động kinh không nguy hiểm cũng không hẳn là đúng. Bởi nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây khá nhiều trở ngại trong sinh hoạt cũng như  học tập của trẻ. Thậm chí là vẫn có trường hợp trở ngại từ các cơn động kinh dẫn tới tử vong,

Bệnh động kinh luôn là mối lo ngại của các bố mẹ dù ngày nay đã có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến.

Trẻ bị động kinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa

Phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh trị phổ biến là phẫu thuật hoặc thuốc kháng động kinh.  Tùy thuộc vào dạng động kinh nguyên nhân và mức độ khác nhau mà bác sỹ có những cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Sử dụng thuốc kháng động kinh cho trẻ

Ở giai đoạn đầu của bệnh động kinh, mỗi trẻ chỉ được uống một loại thuốc chống động kinh nhất định, theo dõi rồi sau đó mới cho sử dụng thêm nhiều lựa chọn khác. Phương pháp này không phải là kéo dài bệnh mà nhằm tìm ra loại thuốc chống động kinh phù hợp nhất, ít tác dụng phụ nhất. Điều trị trên tinh thần đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh cụ thể ở đây là là trẻ em.

Sau khoảng 2 năm mà các dấu hiệu của động kinh ở trẻ không còn xuất hiện, lúc này trẻ sẽ được cân nhắc cho ngưng dùng thuốc nhưng vẫn tiếp tục theo dõi thêm trong khoảng 6 – 12 tháng. Phương pháp điều trị bằng thuốc này quan trọng chính là phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không tự ý thay đổi phát đồ điều trị và thay đổi loại thuốc chống động kinh để hạn chế đối đa những ảnh hưởng xấu tới trẻ.

Điều trị bệnh động kinh cho trẻ bằng phương pháp phẫu thuật

Các trường hợp hợp trẻ sau khi sử dụng thuốc chống động kinh nhưng biểu hiện và triệu chứng của bệnh vẫn xuất hiện dày đặc thậm chí ngày càng tiến triển nặng, rất có thể trẻ sẽ phải thực hiện phẫu thuật não.

Phương pháp phẫu thuật tức là cắt bỏ đi vùng não bị chấn thương, rối loạn hoạt động. Quá trình cắt bỏ gây nhiễu tín hiệu và tạo ra xung điện nên rủi ro khá cao. Chính vì vậy phải thực hiện rất nhiều cuộc kiểm tra trước đó, trước khi thực hiện phẫu thuật thì trẻ r mới được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngoài ra, không phải cứ phẫu thuật chữa bệnh động kinh xong là trẻ trở lại sinh hoạt bình thường và có rất nhiều trường hợp sau đó vẫn phải uống thuốc chống động kinh để điều trị triệt để căn bệnh này. Đặc biệt hơn cũng có một số ít bệnh nhân là trẻ em sau khi cắt bỏ vùng não tổn thương phải đối mặt với tình trạng lú lẫn, suy giảm trí nhớ, mất nhận thức, mơ màng, kém tập trung…

Chữa bệnh động kinh cho trẻ bằng đông y

Hiện nay, đang có xu hướng chữa bệnh động kinh cho trẻ bài thuốc đông y. Số người sử dụng phương pháp đông y điều trị động kinh và đã nhận được nhiều kết quả rất khả quan. Cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng thử. Tuy nhiên phải kiên trì và khoa học. Bởi đây chính là bí quyết giúp phương pháp điều trị động kinh bằng đông y phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh.

Bạn phải hiểu rằng, động kinh là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được, tỉ lệ thành công lại rất cao lên tới khoảng hơn 70% ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng chính là cha mẹ phải phát hiện sớm để đưa trẻ điều trị kịp thời.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha