Nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi có lớn không?

Trẻ em là đối tượng mắc bệnh động kinh nhiều nhất và dễ bị chuẩn đoán nhầm sang bệnh khác do biểu hiện không rõ ràng. Nhất là ở những trẻ đang phát triển ở những năm đầu đời, mà thường gặp là bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi.

Ngày đăng: 14-12-2016

1,757 lượt xem

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi

Anh Hiếu(TPHCM) tâm sự: Bé trai nhà anh năm nay vừa tròn 2 tuổi, cứ mỗi lần khóc là bé lại lên cơn co giật rồi ngất đi, người tím tái, cho bé đi khám thì được chuẩn đoán là bé mắc bệnh động kinh. Chỉ có một lần duy nhất lúc bé gần 1 tuổi và đang tập đi thì bị ngã chấn đầu xuống nền, anh hoang mang không biết đó có phải lí do khiến bé mắc bệnh hay không?

Nỗi lòng của anh Hiếu cũng là cảm xúc chung của các bậc làm cha mẹ có con mắc bệnh động kinh, nhất là ở độ tuổi hồn nhiên ngây thơ như vậy mà phải chịu cơn động kinh tấn công thì thật đau xót.

Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi khiến bé mất đi những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên

Bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi khiến bé mất đi những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ 2 tuổi nói riêng và ở trẻ em nói chung rất quan trọng trong việc điều trị và phòng tránh bệnh.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu, hơn một nữa trường hợp trẻ mắc bệnh động kinh thường không rõ nguyên nhân. Số còn lại được ghi nhận do một số yếu tố sau:

⇒ Động kinh do di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh động kinh mang yếu tố gen di truyền, hoặc đột biến gen làm rối loạn chức năng, gây bất thường về truyền tín hiệu điện trong não bộ gây ra bệnh động kinh. Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì trẻ có nguy cơ xuất hiện bệnh cao hơn trẻ bình thường.

⇒ Động kinh do sốt cao co giật: Khoảng 5% trẻ xuất hiện cơn co giật khi bị sốt cao sẽ tiến triển thành bệnh động kinh. Sốt cao co giật thường xuất hiện khi trẻ bị sốt mọc răng, nhiễm trùng não do virus gây viêm não, viêm màng não...

⇒ Động kinh cho tổn thương não bộ: Nguyên nhân dẫn đến tổn thương bộ não xuất phát do mẹ khó sinh, khiến trẻ thiếu oxy não, hoặc trẻ bị dị tật não bẩm sinh và do sự hiếu động dẫn đến té ngã đập đầu vào vật cứng

Làm sao để chuẩn đoán bệnh chính xác nhất

Khi trẻ có những cơn động kinh với dấu hiệu như cơn co giật xảy ra từ vài giây đến vài phút, lặp đi lặp lại và xảy ra đột ngột thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được khám và tư vấn.
Để chẩn đoán bệnh động kinh phải dựa trên 2 tiêu chí là cơn động kinh đặc trưng của bệnh và đo điện não đồ có sóng động kinh. Như trường hợp của bé trai mắc động kinh nghi ngờ do bị ngã thì cha mẹ cần nhớ xem trẻ đập đầu có mạnh không, có chảy máu hoặc rạn xương sọ hay không, nếu lực ngã nhẹ thì không ảnh hưởng tới bệnh động kinh mà trẻ mắc phải.

Nên thăm khám cho trẻ cẩn thận trước khi kết luận bệnh

Nên thăm khám cho trẻ cẩn thận trước khi kết luận bệnh 

Thường thì trẻ mắc bệnh động kinh phải uống thuốc liên tục 3 năm, trong quãng thời gian đó nếu không lên một cơn nào thì bác sĩ mới xem xét cho ngưng thuốc.Tuy nhiên, việc chữa bệnh bằng tây y thường khiến trẻ còi cọc, đôi khi có tác dụng phụ nên các phương pháp đông y vẫn được ưu tiên hơn vì hiệu quả lâu dài, an toàn.

Như vậy, bất kì trẻ ở lứa tuổi nào đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bệnh động kinh, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi lên 2 vì độ tuổi này thường rất hiếu động khám phá thế giới xung quanh. Bệnh động kinh có thể khiến trẻ mất đi những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên bên mẹ cha và gia đình. Cha mẹ phải luôn ở bên và quan tâm trẻ để phát hiện ra dấu hiệu bất thường của con mình nhằm điều trị kịp thời.

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha