5 Biểu hiện thường gặp của bệnh động kinh toàn thể ở trẻ

Động kinh toàn thể ở trẻ là dạng động kinh ảnh hưởng đến cả hai bán cầu não, khiến trẻ bị mất hoàn toàn ý thức trong một thời gian ngắn hoặc dài và phân làm nhiều dạng khác nhau. Bệnh có mức độ cũng như tính chất nguy hiểm nên cha mẹ phải hết sức thận trọng nếu không may con mình mắc phải.

Ngày đăng: 15-03-2017

2,154 lượt xem

1. Bệnh động kinh toàn thể ở trẻ dạng cơn lớn

Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược, co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Những dấu hiệu bệnh động kinh toàn thể ở trẻ dạng cơn lớn thường xuất hiện khi trẻ mới ngủ dậy hoặc sau đó 1-2 tiếng. Đôi khi các cơn động kinh có thể được nhìn thấy khi trẻ đang ngủ hoặc trong giờ tỉnh táo.

3/ 4 trẻ mắc bệnh cần dùng thuốc chống động kinh suốt đời, tiên lượng của bệnh còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng với thuốc và cơ địa của từng trẻ. Trẻ mắc bệnh thường chậm phát triển thể chất, tâm lý hơn so với bạn bè, thậm chí trẻ bị thay đổi tính tình khi trở nên dễ cáu giận, tăng động, không hợp tác, luôn tỏ ra khó chịu.

2. Động kinh toàn thể ở trẻ dạng cơn trương lực

Biểu hiện bằng cơn cứng các chi, có thể quay mắt, quay đầu về một bên, không giật cổ. Cơn kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.

Biểu hiện nguy hiểm của bệnh động kinh toàn thể ở trẻ 

3. Động kinh toàn thể ở trẻ dạng cơn giật cơ

Động kinh toàn thể ở trẻ dạng giật cơ hay hội chứng Doose là biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ phổ biến, chiếm khoảng 2% trong tổng số ca bệnh động kinh tự phát ở trẻ. Bệnh thường kháng với các loại thuốc chống động kinh nên quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Bệnh thường xuất hiện trong năm đầu tiên trẻ ra đời đến lúc trẻ 3 tuổi, sau 4 tuổi sẽ phát triển thành dạng động kinh giật cơ, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn bé gái. Trẻ mắc hội chứng Doose thường có nhiều loại cơn động kinh, trong đó khoảng 1/3 trẻ xuất hiện cơn động kinh không co giật. Cơn co giật thường xảy ra thường xuyên vào buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy.

4. Động kinh toàn thể ở trẻ dạng rung giật cơ (Myoclonic)

Cơn động kinh thể rung giật cơ diễn ra rất nhanh, cơ bắp co rút lại, thường xảy ra cùng lúc ở cả hai bên của cơ thể. Đôi khi, cơn động kinh này chỉ xảy ra đột ngột ở một cánh tay hoặc một chân, đặc biệt nhiều trẻ bị giật ở một chân trong khi ngủ. Nếu bị lần đầu, người bệnh có thể sẽ không để ý hoặc nghĩ đó là điều bình thường.

Trẻ có cơn động kinh giật rung cơ thường sẽ tự phục hồi mà không cần sơ cứu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện điều này xảy ra thường xuyên ở trẻ, nên đưa con tới cơ sở chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Cơn động kinh rung giật cơ thường xảy ra ở trẻ

5. Động kinh suy nhược (Atonic)

Động kinh suy nhược xảy ra khi cơ thể trẻ mất hoàn toàn khả năng kiểm soát cơ bắp trong cơ thể, không giữ được tư thế bình thường và ngã xuống đất. Cơn động kinh này rất đột ngột, không hề có một dấu hiệu nào báo trước. Dạng động kinh này khi xảy ra ở trẻ em khiến trẻ dễ bị tai nạn bất ngờ, do đó, cha mẹ cần hết sức để ý đến trẻ.

Tóm lại, dạng động kinh toàn thể ở trẻ dù dưới hình thức nào cũng đều ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho trẻ, vì vậy, nên phát hiện và điều trị sớm bệnh để cho trẻ sống tuổi thơ đúng nghĩa nhất.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

                BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha