Triệu chứng động kinh ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ không thể bỏ qua

Những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh ngay cả chuyên gia cũng gặp khó khăn trong việc nhận biết. Bởi lẽ trẻ sơ sinh thường có nhiều hành vi như giật mình, miệng nhai liên tục, tay chân co rúm lại, rất dễ bị nhầm lẫn với trẻ mắc bệnh động kinh.

Ngày đăng: 22-12-2016

11,467 lượt xem

Mặc dù khó phát hiện ra triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh nhưng trẻ vẫn có những biểu hiện không điển hình so với trẻ bình thường như các cơn co giật, co cứng người lặp đi lặp lại ngay cả khi tỉnh táo hoặc khi ngủ. Để phát hiện sớm các triệu chứng đó cần cha mẹ phải luôn quan tâm trẻ, hoặc ghi lại nhật ký bệnh tật của con để bác sĩ chuyên khoa có cơ sở kết luận bệnh. Ngoài ra, cha mẹ nên biết một số triệu chứng động kinh phổ biến ở trẻ sơ sinh như:

⇒ Triệu chứng động kinh ở trẻ sơ sinh dạng run giật (clonic)- Trẻ mắc dạng này thường bị co giật hoặc co cứng một cánh tay hoặc cẳng chân, có thể chuyển từ bên này sang bên kia.

⇒ Co thắt ở trẻ sơ sinh: Em bé có thể uốn cong cơ thể về phía trước, cánh tay và chân co cứng, không thể duỗi thẳng, cơn co giật dạng này thường ảnh hưởng đến cả 2 bên cơ thể.

Triệu chứng động kinh ở trẻ sơ sinh dạng múa giật(Myoclonic) hay co giật cơ : Đầu em bé gật liên tục, toàn bộ phần cơ thể phía trên bị co giật về phía trước, chân co lên phía bụng.

⇒ Co giật Tonic hay cơn co cứng- cơ thể của bé sẽ cứng lại và mí mắt nhấp nháy.

⇒ Triệu chứng động kinh ở trẻ sơ sinh dạng vắng ý thức tạm thời-  Bé sẽ dừng lại hành động đang làm, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và  đầu sang một bên. 

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng

Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh có những hành vi bình thường nhưng dễ bị nhầm với cơn động kinh. Cụ thể như khi nghe một tiếng động lớn hoặc bị ánh sáng chói mắt, trẻ sẽ bị giật mình, người cứng lại, các ngón tay xòe rộng, hiện tượng này còn gọi là phản xạ moro, kéo dài đến khi trẻ được 3 tháng tuổi.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Động kinh là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đe dọa đến cuộc sống sau này của trẻ, cho nên bé cần được chữa bệnh ngay lập tức. Bện cạnh đó là những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa đến gia đình của bé để ngăn ngừa bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh như:

⇒ Các bà mẹ khi mang thai nên khám thai định kì để phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi, chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, tránh những chất kích thích sẽ rất có hại cho bộ não thai nhi.

⇒ Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh về não có thể dẫn đến động kinh.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh để phòng các bệnh về não

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sơ sinh để phòng các bệnh về não

⇒ Giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ, tránh những tác động gây chấn thương não.

Mặc dù động kinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm với trẻ nhưng may mắn là vẫn có những phương pháp phổ biến để kiểm soát và điều trị khỏi bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh như:

- Sử dụng thuốc chống co giật, chống động kinh, tuy nhiên cần lưu ý tác dụng phụ cũng như kết hợp thuốc. Hầu hết trẻ đều đáp ứng tốt và có thể khỏi bệnh khi dùng đúng thuốc.

- Trường hợp trẻ sơ sinh bị động kinh nặng cần được xử lý bằng phẫu thuật bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có thể rất dễ bị bỏ qua nếu cha mẹ không để ý hàng ngày. Nếu không kiểm soát được các cơn động kinh mà để chúng phát triển thành các thể động kinh khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.
Chính vì vậy khi phát thấy biểu hiện bất thường của con, cha mẹ nên ghi lại bằng máy quay hoặc điện thoại, sau đó gặp bác sĩ chuyên khoa để phân tích.

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha