Bật mí những bí mật nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em

Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 10,5 triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh động kinh, một con số đáng báo động bởi lẽ trẻ em là những thế hệ tương lai của cả một đất nước. Vậy đâu là nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em và có thể điều trị được bệnh hay không?

Ngày đăng: 22-12-2016

1,820 lượt xem

Hơn 50% trẻ mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em

Có rất nhiều loại bệnh động kinh do các nguyên nhân khác nhau, ví dụ như tổn thương não do tai nạn, do thiếu oxy lên não khi sinh, nhiễm trùng não nghiêm trọng hoặc yếu tố di truyền đều có thể dẫn đến bệnh động kinh. Tuy nhiên, hơn 50% số trẻ mắc bệnh chưa xác định được nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em nên tiên lượng cũng như việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Chúng ta đều biết rằng bộ não được tạo thành từ hàng tỉ tế bào thần kinh, giao tiếp với nhau thông qua các xung điện nhỏ. Khi có một số lượng lớn tế bào phát ra tín hiệu điện cùng một lúc sẽ xuất hiện cơn động kinh với dấu hiệu như co thắt cơ, mất ý thức, hành vi kỳ lạ, hoặc các triệu chứng khác.

Hơn 50% ca bệnh động kinh ở trẻ em chưa tìm ra nguyên nhân

Hơn 50% ca bệnh động kinh ở trẻ em chưa tìm ra nguyên nhân

Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh động kinh khi chúng có cơn co giật xảy ra nhiều lần, kèm biểu hiện tím tái, sùi bọt mép,…Trong hầu hết các trường hợp, cứ khoảng 10 trẻ mắc bệnh thì có 7 trẻ không thể xác định nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em, đây là loại động kinh’’vô căn".

Theo truyền thống, bệnh động kinh được phân loại theo cách bác sĩ quan sát trẻ từ biểu hiện bện ngoài, nguyên nhân gây bệnh và sóng điện não đồ đo được khi gắn điện cực lên đầu của trẻ. Việc làm này nhằm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại động kinh.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh động kinh ở trẻ em là chấn thương khi sinh bao gồm các hiện tượng: trẻ bị ngạt khí do mẹ sinh khó, cạn ối, sinh non. Nguyên nhân ít phổ biến hơn là khối u não hoặc u nang và các rối loạn thoái hóa khác.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp hai đứa trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn giống nhau và cả hai đều bị viêm màng não, nhiễm trùng nãovà tủy sống. Trong khi một đứa trẻ bị bệnh động kinh nặng, nhưng đứa trẻ còn lại không bao giờ có một cơn động kinh. Làm sao để lí giải được điều đó? Nguyên nhân có thể do các nhiễm trùng ở một đứa trẻ bị động kinh đã lan rộng đến  khu vực nhạy cảm của não gây ra chứng động kinh. Hoặc có lẽ là đứa trẻ bị bệnh đã có mang di truyền căn bệnh nay do tiền sử gia đình.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM

Các rủi ro của bệnh động kinh ở trẻ em

Mặc dù khi lên cơn động kinh nhìn trẻ có vẻ như rất đau đớn, trên thực tế cơn co giật không thực sự gây đau nhưng chúng gây sợ hãi cho người xung quanh. Không chỉ vậy, nếu trẻ mắc bệnh động kinh cục bộ phức tạp thì chúng không thể kiểm soát được hành vi. Ngoài ra còn một số rủi ro mà trẻ dễ mắc phải khi xuất hiện cơn động kinh như:

► Cắn phải lưỡi, ngừng thở do tắc đường thở, tổn thương não do thiếu oxy, cơn co giật lâu ngày sẽ khiến trẻ bị thiểu năng trí tuệ, rối loạn hành vi, hệ miễn dịch của trẻ yếu, dễ nhiễm các bệnh khác.

► Cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, trẻ bị mất ý thức mà không có ai ở bên cạnh sẽ dẫn đến những tai nạn thương tâm như gãy xương, chấn thương não, đuối nước…

Cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh cẩn thận

Cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc trẻ mắc bệnh động kinh cẩn thận

Nhìn chung, khoảng  50-75 % trẻ mắc bệnh sẽ thuyên giảm hoặc cắt cơn hoàn toàn, đáp ứng tốt với thuốc nếu được điều trị kịp thời khi xác định được nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ em . Những trường hợp còn lại là do trẻ mắc phải động kinh thể nặng vô căn kháng thuốc, hoặc do cha mẹ không điều trị hay  điều trị muộn nên trẻ phải chịu đựng cơn động kinh hành hạ suốt những năm tháng tuổi thơ và ngay cả khi lớn lên.

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha