Tần suất co giật ở bệnh nhân động kinh và cách điều trị hiệu quả nhất

Mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật ở bệnh nhân bị bệnh động kinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó stress căng thẳng có thể làm tăng tần suất co giật tăng lên

Ngày đăng: 27-09-2021

662 lượt xem

Thế nào là bệnh động kinh?

Bệnh động kinh xảy ra do sự bất thường trong não bộ, là một bệnh lý mãn tính dẫn tới sự kích thích cùng lúc của một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, từ đó mà gây ra sự phóng điện đột ngột mất kiểm soát.

Bệnh động kinh là căn bệnh đang tàn phá cuộc sống bình thường khoảng hơn 1 triệu người Việt Nam. Cụ thể theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì tỉ lệ người mắc bệnh động kinh chiếm khoảng 0.5 – 1% dân số.

Bệnh động kinh được xem là một thách thức lớn đối với nền y học hiện đại, đòi hỏi cả y  bác sỹ và người bệnh phải cùng cố gắng.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Bệnh động kinh rất nguy hiểm tuy nhiên nó không hề khó chữa như suy nghĩ của rất nhiều người. Nhưng bắt buộc bệnh nhân cần phải được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Trước khi đi tới những phương pháp điều trị chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh động kinh:

Di truyền

Di truyền là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh động kinh. Các nghiên cứu ước tính chúng chiếm 40% các loại động kinh và thường xuất hiện sớm,. Một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh.

Trong nhóm thân nhân người bệnh, tỷ lệ cùng bị động kinh lên tới 3,2% có nghĩa là gần gấp 3 lần dân số chung. Đặc biệt các trẻ em sinh đôi cùng trứng cũng có tỷ lệ cùng bị động kinh là cao hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng.

Động kinh do yếu tố di truyền chiếm 50% các loại động kinh ở trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi. Và khoảng 80% các loại động kinh di truyền thường khởi phát bệnh trước 20 tuổi. 

- Bệnh động kinh do chấn thương sọ não

Những tai nạn nghiêm trọng gây chấn thương sọ não có thể là nguyên nhân gây bệnh động kinh. Một số bệnh nhân có thể khởi phát cơn động kinh  ngay trong năm kế đó hoặc phát muộn trong nhiều năm sau.

Một vùng tổn thương do chấn thương não sau đó hóa sẹo đây chính nơi này tạo thành ổ động kinh, và từ đây thường xuyên phóng điện gây cơn động kinh. Chính vì thế mà chúng ta thấy người bị bệnh động kinh ngoài cơn co giật toàn thể thì cũng có những  bệnh nhân chỉ có những cơn co giật chỉ ở một phần cơ thể do ổ động kinh nằm ở các vùng não khác nhau.

- Những bệnh gây tổn thương não dẫn tới bệnh động kinh

Rất nhiều trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc từng bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất lớn. Những bệnh gây tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh. Một số bệnh gây tổn thương não cụ thể như sau: viêm não, tổn thương não và nhiễm trùng não viêm tủy sống, viêm màng não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân…

- Chấn thương trước khi sinh gây động kinh ở trẻ

Chúng ta biết rằng trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt và chúng rất dễ nhạy cảm với những tổn thương ở não. Rất nhiều trường hợp người mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng khiến em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… Và cũng chính từ tổn thương não sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh chính vì thế tầm quan trọng của việc chăm sóc mẹ bầu, sau sinh cũng như trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.

Có thể thấy nguyên nhân gây bệnh cũng khá đa dạng như thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm quá liều, thời gian dài, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh.

Đối tượng nào thì dễ mắc bệnh động kinh?

Các bạn nên biết rằng bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh động kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu lúc còn trẻ dưới 20 tuổi khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.

Với những em bé bị sốt giật mà không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc động kinh cho trẻ khi đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra, những người bệnh sa sút trí tuệ có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi.

Bất kì độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh động kinh

Quan niệm sai lầm về động kinhcần phải loại bỏ ngay lập tức

Phụ nữ từng mắc bệnh động kinh không thể sinh con

Mặc dù yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh động kinh, tuy nhiên không phải vì vậy mà phụ nữ mắc động kinh  phải chịu tiếng ác là không thể sinh con.

Đây là quan niệm sai lầm và cần phải loại bỏ bởi nếu đã được điều trị cắt cơn, bệnh nhân vẫn có thể mang thai bình thường. Bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp để giảm nguy cơ dị tật thai nhi vì thế các chị em phụ nữ không may mắc phải bệnh động kinh này thì cũng đừng lo lắng nhé.

Ma quỷ gây ra bệnh động kinh

Không ít người cho rằng, bệnh động kinh do một thế lực thần thánh, ma quỷ nào đó gây ra.  Từ những suy nghĩ này dẫn tới việc không đưa đi điều trị kịp thời mà mời thầy cúng kiếng từ đó tiền mất tật mang của không ít gia đình. Không có ma quỷ gây ra bệnh động kinh là quan điểm sai lầm và cần phải gạt bỏ ngay lập tức.

Người mắc bệnh động kinh không thể chữa khỏi

Bệnh động kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi và thực tế, rất nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường. Tùy vào dạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân bệnh động kinh luôn bị co giật

Triệu chứng bệnh động kinh rất đa dạng không riêng gì những cơn co giật, sùi bọt mép hay mắt trợn ngược phổ biến. Cụ thể người mắc động kinh có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác như mặt đờ đẫn, cảm giác sợ hãi,...

Bệnh động kinh là bệnh tâm thần

Bệnh động kinh không phải là một bệnh tâm thần. Nhiều người thấy biểu hiện lúc lên cơn mất ý thức nên cho rằng đó là bệnh tâm thần đó hoàn toàn sai lầm và người mắc động kinh khi hết cơn vẫn tỉnh táo và có thể sinh hoạt bình thường.

Nhét gì đó vào miệng bệnh nhân động kinh khi lên cơn

Khi người bệnh lên cơn động kinh rất nhiều người nghĩ rằng nên nhét vật gì đó vào miệng sẽ tránh để họ không cắn lưỡi, nhưng không biết rằng hành động đó không may lại có thể khiến bệnh nhân dễ bị ngạt thở và dẫn tới tử vong.  Tốt nhất bạn chỉ nên nghiêng đầu người bệnh sang một bên đồng thời giúp họ nới lỏng quần áo và giữ người bệnh ở một tư thế thoải mái nhất.

Tần suất cơn co giật ở người mắc bệnh động kinh

Động kinh được chia làm 2 dạng chính là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể và từ 2 dạng này chúng có ta sẽ có những biểu hiện về tần suất cơn co giật khác nhau: 

Đối với động kinh cục bộ

Với những cơn động kinh cục bộ xuất hiện khi một phần trong não có hoạt động bất thường những cơn co giật cũng chỉ xảy ra ở một vài bộ phận trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu chia động kinh cục bộ thành 2 dạng:  động kinh cục bộ đơn giản, động kinh cục bộ phức tạp.

Người bị động kinh cục bộ đơn giản có biểu hiện bị co giật hay cứng ở một phần của cơ thể, bên cạnh đó thì thị giác và khứu giác bất thường. Tâm trạng lúc nào lo lắng và sợ sệt điều gì đó mà không rõ nguyên nhân, cảm giác chóng mặt và khó chịu vùng dạ dày…

Người bị động kinh cục bộ phức tạp thì phần lớn người bệnh gần như mất nhận thức. Họ có biểu hiện nhìn chằm chằm, mặt đờ đẫn, giống như đang bị lú lẫn chính họ không biết được cơn động kinh đang xảy ra.Người bệnh có những hành vi vô nghĩa như xoa tay, xoay đầu và đi qua đi lại…  và họ sẽ không nhớ gì sau khi lên cơn.

Đối với động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể xuất hiện khi hoạt động phóng điện trong não xảy ra quá nhiều từ đó gây ảnh hưởng mạnh đến toàn thể não bộ.

Hai dạng cơn động kinh toàn thể: cơn vắng ý thức và cơn co cứng, co giật toàn thể.

+  Cơn co cứng, co giật toàn thể có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc lâu hơnlà dạng động kinh được cho là phổ biếndễ nhận biết nhất ở người trưởng thành. Chúng có những biểu hiện khá rõ ràng,  bệnh nhân mất  dần ý thức, mất thăng bằng sau đó ngã xuống, kèm theo tình trạng tiểu mất kiểm soát và sùi bọt mép. Ngoài biểu hiện có thể kèm theo tiếng kêu, la hét và nếu để ý bạn sẽ dễ dàng nhận biết đó không phải vì đau đớn.

+ Cơn vắng ý thức: Dạng này thường xảy ra ở trẻ em biểu hiện đặc trưng nhất là mất ý thức trong khoảng 5 – 15 giây. Bệnh nhân thường nhìn chằm chằm, đôi khi đảo mắt lên trên, với những trẻ đang cầm đồ bỗng nhiên đánh rơi…

Có một số trường hợp, ban đầu bệnh nhân là động kinh cục bộ, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành động kinh toàn thể. Ở mỗi dạng bệnh, mỗi người bệnh động kinh lại có những biểu hiện khác nhau về tần suất cơn co giật.

Tần suất cơn co giật phụ thuộc vào dạng động kinh mà người bệnh mắc phải

Phương pháp điều trị bệnh động kinh bằng Đông Y

Chữa bệnh động kinh bằng đông y sẽ mang lại nhiều lợi ích bởi thuốc được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Người bệnh có thể kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau mang lại hiệu quả tốt trong thời gian lâu dài.

Đặc biệt bài thuốc đông y chữa động kinh kông chứa các thành phần hóa học, người bệnh có thể dùng thuốc trong thời gian dài.

Ngoài những bài thuốc uống phương pháp chữa bệnh động kinh bằng đông y còn giúp người bệnh mau chóng hồi phục bằng các phương pháp hỗ trợ bên ngoài khác như: Châm cứu, vật lý trị liệu, bấm huyệt, xoa bóp,…

Những lưu ý đối với người bị bệnh động kinh

Việc ghi chép lại những sự kiện xảy ra trước cơn động kinh sẽ giúp bệnh nhân tìm ra những yếu tố kích hoạt cơn co giật. Nếu tránh được các yếu tố bất lợi đó, bạn có thể giảm đáng kể được số cơn co giật do bệnh động kinh.

Người nhà có bệnh nhân mắc bệnh động kinh cần phải liên tục để ý tới người bệnh trong cơn co giật. Sự kiên trì của cả đội ngũ bác sĩ và bệnh nhân mang tính quyết định trong quá trình điều trị bệnh.

Dù ở bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng tuyệt đối không được bỏ thuốc. Trong quá trình điều trị, nếu cảm thấy tâm trạng chán nản, mệt mỏi hoặc gặp phải tình trạng bất thường về sức khỏe thì cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

Âm nhạc giúp giảm mức độ và tần suất cơn co giật do động kinh. Đây là một nghiên cứu có thật về hiệu quả của âm nhạc với bệnh động kinh.  Sóng não của người bị bệnh động kinh có xu hướng đồng bộ với sóng âm, đặc biệt là ở thùy thái dương.

Không nên để người bệnh căng thẳng quá mức, thiếu ngủ.

Tránh lạm dụng các loại thuốc tân dược, nhất là các thuốc điều trị bệnh liên quan đến thần kinh.

Tránh chơi điện tử, máy tính thời gian lâubởi ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử có thể làm kích hoạt các cơn động kinh.

Nếu bạn có con bị bệnh động kinh thì cần quan tâm chia sẻ với con nhiều hơn để hạn chế những căng thẳng tâm lý, bởi chúng rất dễ mặc cảm về bệnh tật, dẫn tới việc khó điều trị.

Trong trường hợp con xuất hiện cơn co giật, thân nhân không được giữ chặt, cho ăn uống hay đặt bất cứ thứ gì vào miệng người bệnh tránh ngạt thở.

Ngoài ra, nếu người bệnh động kinh cần loại bỏ ngay rượu, bia, thuốc lá, cà phê…  Bởi những thứ này sẽ khiến hệ thần kinh càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến việc điều trị khó khăn, bệnh dễ tái phát.

Cuối cùng vẫn nên dự trữ sẵn thuốc trong nhà phòng lúc lên cơn.

Hi vọng với những thông tin tổng hợp trên đây sẽ giúp các bạn đọc giả hiểu hơn về bệnh động kinh và cách điều trị thích hợp. Nếu thấy bản thân hay người thân có dấu hiệu nhiễm bệnh cần liên hệ ngay với đội ngũ y bác sỹ để tìm ra phương pháp điều trị sớm và kịp thời nhất.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha