Ba dạng hội chứng động kinh thường gặp ở trẻ và những cách giữ an toàn cho trẻ

Bệnh động kinh ở trẻ có nhiều dạng khác nhau, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó có ba dạng hội chứng động kinh ở trẻ thường gặp nhất.

Ngày đăng: 24-12-2022

313 lượt xem

1. Rolandic - hội chứng động kinh lành tính ở trẻ em

Hội chứng Rolandic còn được biết đến với tên gọi "động kinh lành tính một phần của thời thơ ấu”, đây là một trong những dạng động kinh phổ biến nhất ở trẻ em.Tên gọi Rolandic có nguồn gốc từ khu vực rolandic của não bộ, đó là nơi điều khiển hoạt động cơ thể. Bệnh được gọi là lành tính vì nó sẽ thuyên giảm dần và mất đi khi trẻ lớn lên.

Hội chứng này chiếm khoảng 15% ca bệnh động kinh ở trẻ em. Độ tuổi trung bình khi xuất hiện cơn động kinh khoảng 3-13 tuổi, tỷ lệ bé trai mắc bệnh thường cao hơn bé gái. Đây là một dạng động kinh mang tính di truyền, trẻ mắc bệnh vẫn phát triển về trí tuệ như những trẻ khác, nhưng trẻ gặp khó khăn trong học tập và các vấn đề về hành vi khi có cơn động kinh. 

Hội chứng động kinh lành tính Rolandic khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và giao tiếp

Triệu chứng của bệnh động kinh lành tính ở trẻ em Rolandic thường xuất hiện trong khi trẻ ngủ hoặc trẻ bắt đầu thức dậy. Những dấu hiệu điển hình như có cơn co giật nhẹ, trẻ sẽ cảm thấy tê ở một bên mặt, ngứa ran, tê hoặc cảm giác bất thường ở lưỡi, khó nói, chảy nước dãi do không có khả năng kiểm soát các cơ ở miệng. Các cơn này xuất hiện đột ngột, lặp lại nhiều lần với tính chất giống nhau, khi hết cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh

Điều trị bệnh động kinh lành tính ở trẻ em dạng Rolandic

Các bác sĩ chuẩn đoán trẻ mắc bệnh động kinh dạng Rolandic dựa trên mô tả của cha mẹ về cơn động kinh ở trẻ, ngoài ra họ còn làm một số xét nghiệm như đo điện não đồ (EEG) và chụp MRI để biết chính xác về tình trạng bệnh.

Thông thường, trẻ mắc hội chứng Rolandic – dạng động kinh lành tính ở trẻ em không cần điều trị gì cả, vì hầu hết trẻ em sẽ chấm dứt cơn co giật sau 2-4 năm xuất hiện, thường là khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị các cơn co giật thường xuyên vào ban ngày, gây rối loạn học tập và một số vấn đề về nhận thức thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng thuốc chống động kinh

Cha mẹ của trẻ cũng nên lưu ý đặc điểm của dạng bệnh động kinh lành tính ở trẻ em dạng Rolandic là nó sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, hoặc ngủ không sâu. Do đó, nên cho trẻ ngủ đúng giờ, tránh cho con xem tv, laptop vì như vậy cũng là nguyên nhân gây ra cơn động kinh.

2. Hội chứng Sturge-Weber

Hội chứng Sturge-Weber hay còn gọi là u mạch não thần kinh sinh ba, đây là một chứng rối loạn thần kinh biểu bì hiếm gặp ở trẻ. Đặc điểm lâm sàng là xuất hiện triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ, châm phát triển trí tuệ, có những bớt màu rượu vang trên mặt.

U mạch não thần kinh sinh ba (hội chứng Sturge-Weber) là bệnh bẩm sinh, chưa biết rõ nguyên nhân, tỷ lệ mắc bệnh là ngang nhau đối với bé trai và bé gái. Bệnh bao gồm các triệu chứng bất thường của da và hệ thống thần kinh, cụ thể như:

- Xuất hiện những bớt màu hồng hay màu tím đậm trên mặt, hoặc ở bất kỳ phần da nào trên cơ thể, đây là kết quả sự tăng sinh quá mức của các mạch máu nhỏ (mao mạch) ngay bên dưới bề mặt da. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có bớt rược vang đều mắc hội chứng Sturge-Weber.

- Xuất hiện triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ: Hội chứng Sturge-Weber không phải là bệnh động kinh, nhưng biến chứng của nó là những triệu chứng của bệnh động kinh do sự sự tăng sinh quá mức của mạch máu (u mạch) trên bề mặt não, thường ở mặt sau của não bộ trên cùng một bên với bớt rượu vang. Triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc hội chứng Sturge-Weber xuất hiện sau 1 tuổi.

Trẻ mắc hội chứng Sturge weber dễ bị động kinh khó kiểm soát

Ngoài ra, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương còn gây liệt nữa người và thiểu năng trí tuệ ở trẻ mắc bệnh.Các rối loạn sinh lý cũng gây ra bệnh tăng nhãn áp và dị dạng mạch máu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu như đột quỵ, huyết khối, tắc tĩnh mạch, nhồi máu não.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Chuẩn đoán và điều trị triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em do hội chứng Sturge-Weber

Việc chẩn đoán hội chứng Sturge-Weber có thể được dựa vào bớt rượu vang trên mắt và trán. Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện ra một hoặc nhiều u mạch sẽ khẳng định được chính xác bệnh tình.Ở trẻ nhỏ mắc hội chứng Sturge-Weber, phải kiểm tra thần kinh để tầm soát các biến chứng của u mạch não như động kinh.

Điều trị hội chứng Sturge-Weber tập trung vào điều trị các triệu chứng. Nếu xuất hiện triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ nhỏ có thể dùng những thuốc chống động kinh phổ biến như Carbamazepine (Tegretol), phenytoin (Dilantin), valproic acid (Depakote, Depakene). Đối với trường hợp động kinh nặng, trẻ có thể được xem xét phẫu thuật não để loại bỏ khu vực bị tổn thương.

Bên cạnh đó, đối với các bớt trên mặt có thể dùng tia Laser để làm nhạt hoặc xóa bỏ hoàn toàn nhằm khôi phục thẩm mỹ cho trẻ. Điều trị nội khoa để kiểm soát bệnh tăng nhãn áp và đau đầu. Nói chung, trẻ cần đượcc điều trị phối hợp nhiều liệu pháp để kiểm soát biến chứng của bệnh u mạch não thần kinh sinh ba gây ra.

3. Hội chứng Angelman và triệu chứng động kinh ở trẻ

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc hội chứng Angelman hay còn được biết đến với hiện tượng cười liên tục suốt cả ngày. Bệnh sinh ra do rối loạn chức năng thần kinh hoặc do đột biến gen. Hầu như tất cả trẻ mắc bệnh thường bị thiểu năng trí tuệ và không phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Khoảng 90% trẻ bị Angelman có biểu hiện động kinh ngay trong 3 năm đầu tiên sau sinh và có thể biểu hiện ở các lứa tuổi muộn hơn. Các loại động kinh thường gặp ở trẻ mắc hội chứng Angelman như:

- Động kinh múa giật: Trẻ mắc dạng này thường bị co giật hoặc co cứng một cánh tay hoặc cẳng chân, có thể chuyển từ bên này sang bên kia.

- Động kinh toàn thể: Trẻ đột nhiên co giật toàn thân, da tím tái, sùi bọt mép, ngưng thở, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê và khi tỉnh lại thường rất mệt mỏi

- Động kinh vắng ý thức tạm thời: Bé sẽ dừng lại hành động đang làm, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, bé thường nhìn chằm chằm về một hướng hoặc di chuyển mắt và  đầu sang một bên. 

- Động kinh cục bộ phức tạp: Cơn động kinh chỉ xuất hiện ở một bộ phận trên cơ thể sau đó lan sang phía đối diện với nhiều biểu hiện phức tạp.

Trẻ mắc hội chứng Angelman thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc hội chứng Angelman thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Trẻ gặp khó khăn trong việc bú và nuốt trong những tháng đầu sau sinh, hoặc nhai và nuốt khi trẻ đã lớn.

- Trẻ thường xuyên bị tăng động quá mức, nhưng lại kém tập trung.

- Gần như 100% số bệnh nhân Angelman bị thiểu năng trí tuệ, chậm hoặc không phát triển kỹ năng ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ, cử động miệng liên tục, thè lưỡi và chảy nước dãi không kiểm soát.

Chuẩn đoán và điều trị triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc bệnh Angelman

Những cơn co giật và hiện tượng’’cười liên tục’’ ở trẻ thường rất dễ để nhận biết, vậy nên cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời nếu phát hiện ra dấu hiệu lạ của con mình.

Với những trẻ có triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ mắc hội chứng angelman thì khi sử dụng thuốc chống động kinh thường không hiệu quả. Cho nên, việc điều trị chủ yếu là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, hỗ trợ trẻ tập đi và dùng một số cách trị liệu nằm phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số thuốc để điều trị chứng co giật do động kinh như Phenytoin, benzodiazepines hoặc chữa rối loạn giấc ngủ.

Việc điều trị các triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ nhỏ trong hội chứng Angelman bằng các bài thuốc đông y sẽ có tác dụng lâu dài vì được bổ sung nhiều thành phần giúp ổn định tín hiệu não, ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh,giảm tần suất và mức độ cơn co giật do động kinh.

4. Cần làm gì để giữ an toàn khi trẻ có triệu chứng bệnh động kinh?

- Cho trẻ ngủ trên giường thấp, không nên cho trẻ ngủ ở giường tầng.

- Bọc miếng đệm ở những góc cạnh sắc của bàn. 

- Tránh sử dụng bàn bằng kính.

- Sử dụng thảm chống trượt

- Không nên để trẻ ở một mình trong bất kì tình huống nào.

Trẻ bị động kinh rất cần được giữ an toàn để tránh xuất hiện cơn động kinh bất ngờ gây nguy hiểm

- Hướng dẫn các thành viên trong gia đình và bạn bè của trẻ những quy tắc sơ cấp cứu khi xuất hiện triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ.

- Cho trẻ ngủ đủ giấc, vì thiếu ngủ cũng là tác nhân kích thích triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ  xuất hiện thường xuyên.

- Tránh sử dụng những dụng cụ không được bảo vệ như thang xếp. Nếu trẻ muốn trèo lên vị trí cao khi ở nhà, ở trường hay khi vui chơi, hãy cho trẻ mặc thiết bị bảo hộ như dây nịt an toàn và mũ bảo hiểm.

- Nên cho trẻ tắm bằng vòi sen hơn là sử dụng bồn tắm. Trong trường hợp tắm bồn, mực nước trong bồn nên ở mức thấp.Tốt nhất là nên ở cạnh trẻ khi trẻ đang tắm.

Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dê gây xuất hiện cơn động kinh.

- Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học,đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ mắc bệnh động kinh bị cô độc.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha