Bệnh động kinh ở tuổi tiền dậy thì và cách điều trị

Để xác định chính xác bệnh động kinh ở trẻ em, bạn cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm qua bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh.

Ngày đăng: 30-11-2018

1,556 lượt xem

Bệnh động kinh thường được dân gian gọi là kinh phong, kinh giật. Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Bệnh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút.

Biểu hiện rõ nhất của bệnh này chính là những cơn co giật nhưng cũng rất dễ gây nhầm lẫn với các cơn co giật do các bệnh khác gây ra như: sốt gây co giật, co giật kèm sốt do nhiễm trùng hệ thần kinh vì viêm não, viêm màng não; co giật do thiếu ôxy não, thiếu máu não, rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm độc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị động kinh: do yếu tố di truyền, u não, dị dạng mạch máu não, sinh non, sinh khó, tai nạn chấn thương đầu hoặc từng nhiễm trùng hệ thần kinh.

Bệnh động kinh ở trẻ em được các bác sĩ chuyên khoa chia thành hai dạng chính: Động kinh toàn thân, động kinh cục bộ và động kinh kịch phát Rolando.

- Động kinh toàn thân: Đây là dạng bệnh nguy nhiểm nhất, bệnh được chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn trương lực, giai đọa giật rung và giai đoạn hôn mê.

- Động kinh cục bộ: Cũng xảy ra những cơn co giật như động kinh toàn thân nhưng không phải là toàn bộ cơ thể mà chỉ xảy ra ở một bộ phận có thể là phần bên dưới, trên, trái hoặc bên phải của cơ thể.

Trẻ động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, một nửa bị co giật nhưng nửa kia vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp động kinh cục bộ lan ra toàn thân thì triệu chứng là động kinh toàn thân.

Cần phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ em

Cách chữa bệnh động kinh cho trẻ tiền dậy thì   

 Lựa chọn thuốc chữa bệnh động kinh cho trẻ tùy thuộc vào nhiều yếu tố và phải có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Theo thống kê, sau khi dùng thuốc, 50% trẻ sẽ không lên cơn co giật, 30% giảm cường độ lên cơn, 20% còn lại không đáp ứng thuốc.

Ngoài yếu tố di truyền và khó sinh nguyên nhân gây bệnh động kinh còn do trẻ bị các bệnh viêm não, viêm màng não, u não hoặc do đầu bị chấn thương.

Cách chữa bệnh động kinh cho trẻ ngoài phương pháp dùng thuốc là tối ưu nhất có thể theo chế độ ăn sinh xeton: Ăn theo thực đơn chọn sẵn với nhiều mỡ, ít chất bột và đạm, áp dụng cho trẻ dưới 10 tuổi.

Chế độ ăn xeton rất tốt cho bệnh nhân động kinh

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu kiên trì cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và có sự hợp tác, tin tưởng giữa hai bên gia đình và bệnh viện. Bạn nên cho trẻ uống thuốc đúng giờ, thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch, ghi lại những cơn co giật vào sổ riêng, lưu ý thay đổi tâm sinh lý để chia sẻ với bác sĩ tìm hướng giải quyết tốt nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cơ hội bình phục của mỗi trẻ là khác nhau.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha