Bệnh động kinh xuất phát bởi nhiều nguyên nhân từ bên ngoài lẫn bên trong, dựa vào nguồn gốc của bệnh, các trường hợp mắc phải có thể điều trị dứt điểm hay chỉ ở mức duy trì. Vì vậy, hiểu rõ hơn về nguyên nhân bệnh động kinh và cách chữa khỏi bệnh rất cần thiết khi mà căng bệnh này đang ngày càng phổ biến, gia tăng.
Ngày đăng: 22-10-2020
947 lượt xem
Tổng quan bệnh Động kinh
Động kinh là gì?
Nhiều người chỉ hiểu nôm na bệnh động kinh là một chứng rối loạn thần kinh hay bệnh tâm thần, trên thực tế bệnh này còn nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu hơn. Theo khái niệm y học, động kinh là hội chứng rối loạn của hệ thống trung ương thần kinh nằm trong não bộ con người. Trong đó, hoạt động của não bị rối loạn, xuất hiện các cơn xung điện dẫn đến co giật, mất kiểm soát hành vi, thậm chí là mất ý thức.
Bệnh động kinh chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, ngắt quãng như không gây ảnh hưởng tâm lý dai dẳng như bệnh tâm thần phân liệt. Vì vậy, nhiều người hiểu động kinh là tâm thân là hoàn toàn không chính xác.
Động kinh có di truyền không?
Đây dường như là thắc mắc của rất nhiều người đối với căn bệnh động kinh. Vậy bệnh động kinh có khả năng di truyền từ thế hệ sau hay không? Câu trả lời là động kinh có tính chất di truyền, và động kinh đa số xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn là người trưởng thành.
Vì vậy mà bố mẹ có tiền sử bị động kinh từ bé hay đang mắc bệnh này nhất định phải kiểm tra tỉ lệ di truyền, chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất thật tốt để bảo vệ sức khoẻ của mẹ bầu lẫn thai nhi. Ngoài ra, khi bố và mẹ có tiền sử mắc bệnh động kinh, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý trước về vấn đề trẻ sơ sinh sẽ bị di truyền căn bệnh này.
Bệnh động kinh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em
Nguyên nhân bệnh Động kinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh động kinh ở trẻ nhỏ hay người trưởng thành, thậm chí có đến 50% bệnh nhân mắc phải không được chẩn đoán ra nguyên do từ đâu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, dưới đây là những lý do gây ra hội chứng rối loạn trung ương thần kinh phổ biến nhất:
Ảnh hưởng di truyền
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy di truyền hay yếu tố gen ảnh hưởng rất nhiều đến sự cấu thành bộ não, cũng như đây là một nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng động kinh ở trẻ em.
Chấn thương sọ não
Một số va chạm mạnh ở phần đầu gây ra chấn thương sọ não, tổn thương não làm dây thần kinh bị ảnh hưởng nặng nề. Sau khi hồi phục phần chấn thương, não vẫn bị tổn thương, rối loạn hoạt động. Đây cũng là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh mà không phải do di truyền.
Bệnh truyền nhiễm
Một số căn bệnh về não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản, viêm não do virus hay bệnh truyền nhiễm như HIV- AIDS, thậm chí sốt cao co giật nhiều lần cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh.
Chấn thương trước khi sinh
Đây là nguyên nhân gây nên chứng động kinh ở trẻ em sơ sinh mà rất ít mẹ bầu quan tâm chú ý đến. Khi nằm trong bụng mẹ, phần đầu và cả cơ thể của trẻ rất nhạy cả, do đó vô cùng dễ tổn thương. Cơ thể mẹ bị nhiễm trùng, dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ, thiếu oxy… chính là những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến não bộ của bé sau này. Vì vậy mà bạn nên chăm sóc bản thân thật tốt trong giai đoạn mang thai từ cách đi đứng, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Rối loạn phát triển: Bệnh tự kỷ, trầm cảm cũng là nguồn gốc gây nên hội chứng động kinh ở người lớn và trẻ em.
Triệu chứng bệnh Động kinh
Bệnh động kinh có rất nhiều biểu hiện để nhận biết sớm, mặc dù vậy, nhiều trường hợp không được sớm điều trị nên bệnh đã diễn biến nặng, rất khó khăn trong quá trình phục hồi sau này. Nếu người thân, con nhỏ trong gia đình có xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy đưa họ đến cơ sở y tế để kiểm tra sớm nhất có thể.
Động kinh khu trú
Khi mắc hội chứng động khi khu trú, các cơn động kinh sẽ đến bởi tổn thương của một phần bộ não. Đây cũng là lý do tại sao nó có tên gọi là động kinh khu trú. Vì tổn thương một bên của não bộ nên dấu hiệu sẽ như sau:
- Khi bắt đầu xuất hiện các cơn động kinh, người bệnh sẽ không bị mất ý thức và vẫn còn nhận biết được các hành động đã diễn ra. Thậm chí mọi quá trình động kinh, họ đều ghi nhớ hết.
- Động kinh khu trú sẽ bắt đầu bởi một bên cơ thể, lúc này cảm xúc sẽ thay đổi đột ngột.
- Người bị động kinh lưu trú sẽ bất chợt mất khả năng ngửi, nghe và nhìn do ảnh hưởng của một bên não bộ.
- Bệnh nhân sẽ ngứa ngáy tay chân, lặp đi lặp lại một hành động mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trước khi các cơn động kinh xuất hiện, người bệnh sẽ nhìn chằm chằm vào một hướng, mắt vô hồn và không có bất cứ phản ứng nào với sự vật, mọi người xung quanh.
Động kinh toàn thể
Đây là tình trạng bệnh động kinh nặng hơn và khi xuất hiện các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn động kinh khu trú rất nhiều. Nếu động kinh khu trú không mất ý thức, động kinh toàn thể làm cho người bệnh không còn nhận biết mọi sự việc, mất hoàn toàn ý thức.
Sở dĩ là vậy bởi vì các cơn động kinh toàn thể xuất hiện bởi sự tổn thương của toàn bộ bộ não. Có nghĩa là người mắc động kinh toàn thể có trung ương thần kinh rối loạn nặng. Theo đó, động tinh toàn thể được chia ra thành 6 loại khác nhau với những biểu hiện riêng biệt:
- Co giật malit hay còn được gọi là khủng hoảng vắng mặt, tình trạng động kinh này xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, trẻ vị thành niên. Động kinh sẽ gây ra các hành động không thể kiểm soát như giật môi, nhấp miệng liên tục, co giật tay chân… mà chẳng thể xác định rõ thời gian phát bệnh.
- Co giật co cứng cơ, đây là tình trạng động kinh ảnh hưởng đến hành vi vì các cơ bắp ở phần lưng, tứ chi bỗng dưng co cứng lại, không hoạt động và người bệnh dễ té ngã đột ngột vô cùng nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc giữ thăng bằng ở người.
- Co giật té ngã hay còn gọi là hội chứng khủng hoảng Atonic cũng là một dạng của động kinh toàn thể. Tình trạng này cũng dẫn đến mất khả năng giữ thăng bằng, rối loạn hoạt động của cơ bắp.
- Co thắt lặp đi lặp lại liên tục hay còn gọi là khủng hoảng Clonic. Đây là triệu chứng động kinh toàn thể tạo nên các cơn co giật nhịp nhàng, lặp đi liên tục trong một thời gian ngắn ở cổ, mặt và hai cánh tay.
- Co giật cơ tim cũng là một biểu hiện của động kinh toàn thể, tổn thương hai bên não. Khi bị co giật cơ tim, tay và chân sẽ co giật liên hồi.
Trong 6 dạng co giật bởi tổn thương hai bên não bộ hay động kinh toàn thể trên, Tonic và Clonic được xem là nguy hiểm nhất vì các cơn co giật đôi khi làm mất nhận thức, mất kiểm soát hành động bàn quang, cắn lưỡi dẫn đến tử vong ở bệnh nhân động kinh.
Vì vậy, người nhà của bệnh nhân bị động kinh toàn thể phải nắm bắt được nguyên nhân, nhận biết sớm dấu hiệu, cũng như biết cách sơ cứu cho bệnh nhân động kinh đúng cách, kịp thời để họ không bị nguy hiểm đến tính mạng.
Các biện pháp điều trị bệnh Động kinh
Y học ngày nay đã vô cùng phát triển vì vậy mà bệnh động kinh hoàn toàn có thể điều trị được, tuy nhiên dựa vào nguyên nhân mà cách chữa khỏi bệnh cũng nhiều hay ít, khả quan hay khó khăn. Dưới đây là các phương pháp chữa trị bệnh động kinh được xem là hiệu quả nhất hiện nay.
Điều trị động kinh bằng thuốc
Đây được xem là phương pháp điều trị bệnh động kinh phổ biến nhất hiện nay vì các cơn co giật đều dễ dàng được kiểm soát bởi thuốc chống động kinh. Người mắc bệnh khi bổ sung loại thuốc này sẽ giảm thiểu đáng kể tần suất, cũng như cường độ của các cơn co giật dù ở loại khu trú hay toàn thể.
Tất nhiên, bệnh nhân bị bệnh động kinh hay người thân bệnh nhân không thể tự ý đi mua thuốc chống động kinh, ngăn co giật về uống tại nhà vì rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn cần phải đưa bệnh nhân đến trực tiếp các cơ sở y tế thăm khám, được uống thuốc do bác sĩ kê đơn.
Tự ý mua thuốc chống động kinh về nhà mà không được chẩn đoán bệnh trước rất dễ chịu tác dụng phụ của thuốc và ảnh hưởng đến sức khoẻ nặng nề hơn. Nếu nhẹ, bạn sẽ bị mệt mỏi, nôn ói, chóng mặt, tăng hay sụt cân, loãng xương, phát ban đỏ trên cơ thể, không kiểm soát lời nói, loạn trí nhớ và suy nghĩ không tích cực…
Trong trường hợp nặng, thuốc chống động kinh có thể gây ra các tác dụng phụ như stress, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, hành động mất kiểm soát, dị ứng da nghiêm trọng, viêm cơ bắp, nghĩ đến việc tự sát…
Do đó, không bao giờ được phép tự ý sử dụng thuốc tây điều trị bệnh động kinh tại nhà mà chưa có sự hỗ trợ, hướng dẫn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật
Đối với một số trường hợp bị động kinh do chấn thương não bộ có thể điều chỉnh, đội ngũ y bác sĩ sẽ thực hiện các cuộc phẫu thuật nhằm giúp trung ương thần kinh hoạt động bình thường trở lại nhằm xoá hẳn các cơn co giật.
Ngoài ra, một số trường hợp mắc động kinh nặng đến nỗi thuốc không thể giúp ích được gì, phẫu thuật sẽ là phương án tiếp theo được thực hiện nhằm giúp tình trạng bệnh nhân cải thiện hơn.
Cuộc phẫu thuật chống động kinh sẽ loại bỏ phần não bị tổn thương, hoạt động không tốt để giúp não trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, chỉ có một số trường hợp sau đây các cuộc phẫu thuật mới diễn ra suôn sẻ và mang đến kết quả tốt:
- Phần não bộ bị tổn thương rất nhỏ, dễ xác định và không vướng mắc khi loại bỏ.
- Vùng não bị tổn thương không ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các giác quan, hoạt động của cơ thể như ngôn ngữ, vận động, thị giác, thính giác, nghe nói…
Điều trị động kinh bằng thảo dược tự nhiên
Ngày nay, phương pháp điều trị bệnh động kinh bằng Đông y từ thảo dược, châm cứu cũng vô cùng tiên tiến, hiệu quả và ít tác dụng phụ. Trong đó, điều trị bệnh động kinh bằng Đông y cũng mang đến nhiều sự khả quan, tích cực.
Từ thời xa xưa, khi thuốc tây vẫn chưa được sản xuất, thảo dược tự nhiên được xem như lựa chọn duy nhất để giúp con người chống chọi với bệnh tật vô cùng tuyệt vời. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thảo mộc, nguyên liệu tự nhiên có chứa rất nhiều lọai chất tốt cho hệ thần kinh trung ương, giảm thiểu căng thẳng, chống động kinh hết sức hiệu quả ở người.
Hãy cùng tham khảo 3 bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ tốt cho bệnh nhân động kinh và được tin dùng dưới đây:
Vỏ bưởi chữa động kinh lại tốt cho sức khoẻ
Bưởi là loại quả vô cùng tốt cho sức khoẻ, ngay cả vỏ của loại quả này cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, chữa được nhiều căn bệnh. Bổ sung bưởi cung cấp vitamin, chất kháng khuẩn, chống viêm cùng nhiều khoáng chất thiết yếu giúp sức khoẻ ổn định, tăng cường sức đề kháng.
Trong Đông y, vỏ bưởi được xem như “thần dược” với vị đắng, hương thơm, hơi the có khả năng điều trị khí huyết, giảm đau, trị tràng phong và tiêu phù thũng rất hữu hiệu. Không những vậy, người xưa thường dùng vỏ bưởi còn làm giảm tần suất, cường độ của các cơn động kinh.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn phải rửa sạch và để ráo nước vỏ bưởi tươi, không úng dập hay sâu bệnh. Sau đó, cho tất cả lượng vở bưởi đã sơ chế sạch xong vào nồi, bật nhỏ lửa để sắc chúng thành dạng hỗn hợp đặc sệt để uống dần.
Theo kinh nghiệm của người xưa, bài thuốc này sẽ hiệu quả hơn khi được kết hợp với lá bưởi tươi. Sau khi thu được hỗn hợp đặc sệt đã sắc nhiều giờ, bạn hãy uống chúng 3 lần mỗi ngày, sau mỗi bữa ăn. Chỉ cần kiên trì áp dụng mỗi ngày, sau thời gian ngắn các biểu hiện của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Vỏ bưởi rất tốt đối với bệnh nhân động kinh
Dùng củ sả điều trị bệnh động kinh
Mặc dù chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình nhưng cây sả lại mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ, đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh độnh kinh hiệu quả. Điều này bắt nguồn từ nguyên do sả chứa rất nhiều dưỡng chất có khả năng xoa dịu và giảm thiểu hẳn các cơn co giật, động kinh. Dùng một thời gian dài bài thuốc từ cây sả có thể giảm thiểu hẳn các cơn co giật.
Cách thực hiện rất đơn giản, đầu tiên bạn cần phải rửa sạch sả đã chuẩn bị để ráo nước rồi đập dật tất cả, giã nát rồi ép lấy nước để pha với nước ấm để uống mỗi ngày.
Trong trường hợp bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các cơn co giật, bạn hãy cho người bệnh uống nước ép hoặc ngậm một ít sả tươi đập dập để giảm các dấu hiệu co giật nhanh hơn.
Dùng cây chua me đất chữa động kinh
Cây chua me đất cũng là một loại thảo dược tự nhiên mang đến tác dụng điều hoà khí huyết, tốt cho tim mạch, duy trì huyết áp ở mức ổn định và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng động kinh, co giật hiệu quả.
Cây chua me đất mọc ngoài tự nhiên, sống lâu năm và rất bền bỉ dù thời tiết thay đổi thất thường hay khí hậu khắc nghiệt. Loại cây này có màu đỏ nhạt, thân cây có lông li ti, lá chét mỏng hình trái tim, cuống lá dài. Khi nhai, lá cây chua me có chua thanh, ăn vào có cảm giác mát. Trong Đông y, loại cây mọc trong tự nhiên này giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu và điều hoà trí não cho người bị bệnh động kinh.
Cách sử dụng cây chua me đất điều trị động kinh rất đơn giản, bạn rửa sạch lá, vò nát rồi vắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày 1 – 2 lần, nên kiên trì trong khoảng 1 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.
Bệnh động kinh nếu biết rõ nguyên nhân sẽ có thể điều trị dễ dàng, nhanh chóng và triệt để hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cũng như người thân có thể sớm thoát khỏi căn bệnh về tổn thương trung ương thần kinh này.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh, động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn