Động kinh không lên cơn co giật có cần chữa trị không?

Không phải bệnh động kinh nào cũng lên cơn co giật vì ó những loại lên cơn nhưng bệnh nhân không có triệu chứng co giật.

Ngày đăng: 24-07-2021

603 lượt xem

Khái niệm bệnh động kinh

Động kinh là chứng rối loạn các chức năng của hệ thần kinh trung ương. Phóng điện đột ngột làm mất kiểm soát các tế bào não. Gây ra các cơn co giật bất chợt và kéo dài, hay những cơn vắng ý thức, mất kiểm soát hành vi lặp đi lặp lại. Ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể bệnh nhân.

Hiểu một cách chính xác, động kinh là chứng bệnh mãn tính mà người mắc phải sẽ bị rối loạn hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến việc kết nối tín hiệu trong não bộ gặp nhiều hỗn độn. Chính vì vậy, các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất đi hoàn toàn ý thức, không thể nào kiểm soát được cơ thể, suy nghĩ và hành động.

Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của động kinh là trẻ em dưới 10 tuổi và người cao tuổi mắc các chứng bệnh suy giảm trí nhớ.

Nguyên nhân bệnh động kinh

Tiền sử người nhà mắc bệnh động kinh, yếu tố di truyền là rất cao ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sinh non thiếu tháng, mẹ bị tổn thương thai kỳ cũng gây ảnh hưởng và gây ra bệnh động kinh ở con trẻ.

- Động kinh do chấn thương não, nhiễm trùng não bộ, viêm tủy sống, hay các chứng bệnh liên quan đến mạch máu, đột quỵ.

- Chịu nhiều áp lực căng thẳng về công việc, kìm nén stress nặng nề gây ra suy sút trí tuệ. Đối diện với căn bệnh động kinh ngày một gần.

- Trẻ em mắc các chứng rối loạn bẩm sinh về hệ thống thần kinh trung ương, trẻ mắc viêm não Nhật Bản, viêm màng não…

- Người già mắc bệnh Alzheimer, suy thoái não bộ, giảm trí nhớ, lão hóa…

- Người mắc HIV-AIDS.

Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh

- Người động kinh lên cơn co giật. Các cơn co giật kích động mạnh, sùi bọt mép, trợn ngược mắt, môi tím tái, dễ té ngã,...

- Tâm lý bất ổn. Cảm thấy tự ti, mặc cảm, sợ hãi trước những gì mình đang suy diễn. Những điều sai sự thật nhưng vẫn luôn hoài nghi về chuyện không tưởng ấy.

- Tay chân run rẩy, mất thăng bằng, la hét,... và những biểu hiện này thường xuyên xảy ra và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Phân loại bệnh động kinh

Động kinh toàn thể

Xuất hiện các xung phóng điện ngay trong não, làm mất kiểm soát não bộ và gây ảnh hưởng hoàn toàn đến não. Gây ra các cơn co cứng và co giật toàn thân.

Đối với những người mắc động kinh toàn thể, họ có thể rơi vào các biểu hiện dưới đây:

- Cơn co giật cơ: Trên cơ thể, một số nhóm cơ nhất định rơi vào trạng thái co thắt mà bạn có thể cảm nhận được nhưng chỉ kéo dài trong vài giây rồi biến mất mà không ảnh hưởng đến ý thức.

- Cơn vắng ý thức: Triệu chứng của động kinh toàn thể này xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Khi rơi vào cơn vắng ý thức, trẻ bị mất ý thức hoàn toàn, cơ thể như rơi vào khoảng không và dừng lại toàn bộ hoạt động, mắt đờ đẫn nhìn về một hướng, tay mất khả năng cầm nắm, vô hồn và không phản ứng lại với mọi việc, sự vật gì. Trong khoảng vài chục giây thì cơn vắng ý thức mất đi hoàn toàn, người bệnh quay trở về trạng thái bình thường.

- Cơn tăng trương lực: Toàn cơ thể rơi vào tình trạng co cứng, té ngã đột ngột và mất ý thức hoàn toàn. Các cơ, khớp cứng và không thể nào hoạt động được như bình thường.

- Cơn giảm trương lực: Biểu hiện đối lập hoàn toàn với cơn tăng trương lực. Cơ thể đột ngột mềm nhũn, té ngã, các cơ và khớp không thể gồng lên và hoạt động được.

Động kinh cục bộ

Là sự phóng lực không bình thường, gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trung ương ở vỏ não tại vùng khu trú hay bán cầu trái, phải. Triệu chứng điển hình có thể nhận thấy gồm các triệu chứng cảm giác, giác quan trong cơ thể, triệu chứng tâm thần…không có biểu hiện co giật, co cứng như động kinh toàn thể. Cơn động kinh này kéo dài từ 2-3 phút, lâu hơn thì tầm 1 tiếng đồng hồ. Hầu như các bệnh nhân bị các triệu chứng này thường quên lãng đi sau đó và không có cảm giác nhớ những gì đã diễn ra.

Động kinh cục bộ có 2 giai đoạn là đơn giản và phức tạp với biểu hiện khác nhau khá nhiều. Động kinh cục bộ đơn giản chỉ gây mệt mỏi, choáng váng, giảm cảm nhận mùi vị mà không làm ảnh hưởng đến ý thức. Trong khi đó, động kinh cục bộ phức tạp sẽ làm người bệnh bị co giật nhẹ, giảm ý thức. Đặc biệt, mắc động kinh cục bộ một thời gian dài không điều trị kịp thời có thể làm người bệnh trở nặng hơn, tiến triển thành dạng toàn thể với các biểu hiện nguy hiểm hơn.

Một số biểu hiện dễ nhận biết ở người mắc bệnh động kinh

Biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh không co giật

Cơn thoáng động kinh

Ở bệnh nhân xuất hiện các cơn thoáng. Hay còn gọi là Auras trong y học. Đây được xem là lên cơn động kinh nhẹ. Những cơn này tác động phần nhiều lên ý thức. Chúng xảy ra trong vài giây ngắn, lúc này ý thức vẫn chưa hoàn toàn mất đi, người bệnh có thể nhớ những gì họ đã làm. Được xem như là cảm giác động kinh khởi đầu. Cho nên đây là biểu hiện khó nhận biết, khó xác định và nắm bắt kịp thời. Chỉ người bệnh mới cảm nhận được biểu hiện này, nhớ lại và mô tả với bác sĩ. Có thể kể đến:

Cơn thoáng thị giác

Người bệnh nhìn thấy các vệt sáng, tia chớp, đom đóm, hay màu sắc tối sầm trong giây lát. Nhiều người không biết đây có thể là biểu hiện của động kinh mà lầm tưởng là các trạng thái bình thường của cơ thể vì thiếu chất, thiếu máu, làm việc quá sức hay phản ứng với thời tiết và ánh sáng. Vì vậy, mặc dù gặp biểu hiện này thường xuyên mà họ thường bỏ qua khiến tăng tỉ lệ mắc động kinh mà không hề hay biết.

Cơn thoáng thính giác

Nghe những âm thanh bên tai như tiếng nổ máy, tiếng gió, tiếng vo ve của động vật,... mà đó chỉ là những cảm giác riêng của họ, hoàn toàn không có trong thực tế.

Cơn chóng mặt

Luôn trong tình trạng mất thăng bằng, người xoay vòng, chân nhẹ tênh, thậm chí có cảm giác trên không.

Cơn thoáng khứu giác, vị giác

Ngửi thấy một vài mùi khó chịu và nhạy cảm với chúng như mùi cao su, trứng thối, hay bị mất vị giác tạm thời.

Cơn thoáng cảm xúc

Xuất hiện cảm giác lo âu, sợ sệt hay hoảng loạn. Hoặc trái lại là hưng phấn, vui sướng tột độ nhưng không hiểu lý do. Đôi khi lại là những cơn trầm cảm.

Động kinh mất ý thức

Bệnh nhân hay có biểu hiện sững sờ, hiện tượng nhớ nhớ quên quên. Đôi khi đánh giá là bệnh tâm thần. Người bệnh có thể nhớ hoặc không về những gì đã xảy ra với họ.

Triệu chứng tự động

Là khi bệnh nhân có các động tác cử động vùng miệng, mặt, tay, chân  thường xuyên như nhai, chép môi, chảy nước dãi, nhăn mặt, giận dữ, khóc la, di chuyển các vật dụng trong nhà vô lý hay phát ra những âm thanh lạ, mất kiểm soát ngôn ngữ,... Ngoài ra còn có các rối loạn trong giấc ngủ như xuất hiện các cơn ác mộng, hoảng loạn về đêm, co giật hay loạn thần.

Động kinh không lên cơn co giật có nguy hiểm không?

Khi động kinh xuất hiện những cơn co giật, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân và khi họ mất kiểm soát sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến những người khác xung quanh.

Tuy nhiên, các cơn động kinh vắng ý thức mặc dù không gây ra các cơn co giật mạnh nhưng ảnh hưởng đến não bộ nặng nề. Các cơn vắng ý thức xảy ra liên tục, cơn thoáng, hay các triệu chứng tự động đều gây ra những tổn hại về ý thức và tinh thần bệnh nhân.

Người bệnh tự ti, mặc cảm và có những hành động xa lánh mọi người. Từ đó khiến tinh thần hoảng loạn và mất kiểm soát hơn. Đồng thời, các xung điện tác động lên vùng ý thức thường xuyên khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nặng. Nếu không chữa trị kịp thời để hạn chế các cơn động kinh thì bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nặng. Thêm vào đó các cơn đến dồn dập gây ảnh hưởng đến trí nhớ, gây lú lẫn thậm chí mất trí nhớ ở bệnh nhân.

Mặc dù không ảnh hưởng đến thân thể khi không xuất hiện cơn co giật dữ dội, tuy nhiên động kinh cục bộ hay những lần lên cơn không co giật được xem là kẻ thù thầm lặng hủy hoại nhận thức mỗi ngày của bệnh nhân nếu chủ quan về vấn đề này. Đã mắc bệnh động kinh thì đương nhiên dù là biểu hiện hay triệu chứng gì đi nữa cũng phải nên phát hiện, chủ động chữa trị sớm để kịp thời hạn chế các cơn động kinh từ nhẹ đến nặng và điều trị khỏi hẳn.

Người bị động kinh vắng ý thức thường không có biểu hiện cụ thể

Động kinh không lên cơ co giật có cần điều trị?

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng chỉ cần động kinh không lên cơn co giật thì có thể sinh hoạt bình thường. Những cơn động kinh khác vẫn còn nhẹ và có khả năng thuyên giảm. Tuy nhiên đó hoàn toàn là lối suy nghĩ sai lệch. Những cơn vắng ý thức ban đầu sẽ xảy ra và kéo dài trong vài phút. Nhưng nếu bạn vẫn chủ quan và không điều trị, chúng sẽ dần biến thể và nặng hơn. Lúc này, bạn sẽ không còn kiểm soát được hành vi của chính mình hay nói cách khác, bạn sẽ có nguy cơ bạn mất trí nhớ và suy giảm trí tuệ từ từ.

Tóm lại, dù mắc động kinh ở dạng nào, sau khi đã có kết quả chẩn đoán, chắc chắn bác sĩ cũng sẽ đưa ra cho bạn phương án điều trị nếu cần thiết. Điều bạn cần làm chính là thực hiện theo hướng dẫn từ bác sĩ, theo dõi tốt cơ thể mình và báo cáo kịp thời cho lần tái khám tiếp theo. Có như vậy, tình trạng động kinh mới có thể được cải thiện triệt để dù không xuất hiện co giật.

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh

Từ trước đến nay, việc tìm ra các phương thức mới và các phương thuốc điều trị bệnh này luôn được ngành y khoa không ngừng tìm kiếm. Căn bệnh động kinh cần có khoảng thời gian dài để điều trị. Vì lẽ đó, không chỉ bác sĩ cố gắng, mà ngay cả bản thân người bệnh, hay người thân cũng phải nhận thức được rõ về căn bệnh này để kịp thời phối hợp và chủ động hơn trong việc điều trị.

Điều trị động kinh bằng nội khoa: Các thuốc này sẽ giúp hạn chế bớt các cơn co giật hay hạn chế số lần lên cơn. Thông thường khi sử dụng thuốc, người bệnh phải dùng lâu dài và tập thích nghi với những tác dụng phụ mà tây y mang lại như mệt mỏi, tăng cân hay chóng mặt hoặc phát ban,... 

Nếu bạn ít khi lên cơn co giật mà chỉ có những biểu hiện như cơn thoáng qua hay mất ý thức, vắng ý thức. Thì có thể dùng phương pháp đông y chuyên chữa bệnh động kinh. Các thảo dược này nhẹ nhàng hơn, không gây tác dụng phụ và đặc biệt giảm các cơn thoáng, cơn vắng ý thức rất tốt. Giúp tâm trạng bớt căng thẳng và giúp an thần, minh mẫn hơn.

Nếu tình trạng xấu hơn sẽ dẫn đến phương pháp phẫu thuật. Với một số bệnh nhân đang bị kháng thuốc. Có nghĩa là dùng thuốc động kinh thời gian dài nhưng không tiến triển mà diễn biến xấu đi, không mang lại hiệu quả cao. Thậm chí từ những cơn vắng ý thức, rối loạn thần kinh nay chuyển sang triệu chứng co giật. Thì phải thực hiện phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí và độ rủi ro cao cho bệnh nhân. Điều này ít áp dụng thường xuyên.

Một vài sai lầm khi nói về bệnh động kinh

Người bệnh động kinh là phải co giật

Không nhất thiết ai bệnh động kinh cũng lên cơn co giật. Mỗi người, mỗi đối tượng lại có các loại động kinh khác nhau và vô cùng đa dạng. Phần lớn đều co cứng và co giật từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên không ít người gặp phải các dấu hiệu khác như chứng sợ hãi, mơ màng, mất kiểm soát hành vì hay ý thức chập chờn,... Và chúng nguy hiểm như nhau.

Bệnh động kinh không co giật thì không cần chữa trị

Đây là sai lầm và lời phán đoán chủ quan đối với căn bệnh này. Dù nặng hay nhẹ, khi đã mắc bệnh này thì phải luôn dành thời gian để điều trị dứt hẳn. Không chỉ ảnh hưởng đến thần kinh sau những lần lên cơn mà còn để lại hậu quả khó lường trước được trong tương lai. Chính vì vậy, bệnh này phải được chữa trị kịp thời.

Động kinh là dạng bệnh tâm thần

Đa phần, người bệnh động kinh thường xuyên phải nghe những lời nói phản cảm của người khác khi nói mình bị bệnh tâm thần. Nhưng sự thật không phải vậy. Người động kinh sinh hoạt và sống như những người bình thường. Thậm chí là minh mẫn. Chỉ ngoại trừ những lúc lên cơn, thì những lúc khác họ hoàn toàn không bị tâm thần như người khác nghĩ.

Tóm lại, cần phải nghiêm túc trong việc theo dõi biểu hiện bệnh và kịp thời đưa ra hướng giải quyết chữa bệnh tốt nhất. Từ đó, những người bệnh động kinh sẽ có cơ hội bình phục và trở lại cuộc sống bình thường.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha