Xuất hiện cơn co giật động kinh đột ngột cần phải làm gì?

Làm thế nào để khắc phục và sơ cứu khi cơn co giật của bệnh động kinh lên đột ngột? Cùng nhau tìm hiểu về cách để xử lý tạm thời giúp người bệnh ngăn ngừa các hệ lụy,

Ngày đăng: 25-06-2021

779 lượt xem

Động kinh là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao?

Động kinh là một căn bệnh mãn tính, khi mắc phải, người bệnh sẽ bị rối loạn hệ thống thần kinh trung ương theo từng mức độ khác nhau. Tùy vào từng mức độ rối loạn ấy, biểu hiện của bệnh thể hiện ra bên ngoài cũng sẽ thay đổi theo tần suất và cường độ khác nhau.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh động kinh chính là các cơn co giật toàn thân. Ngoài ra, người bệnh còn mất hay giảm ý thức, mệt mỏi, căng thẳng, đau nhức đầu…

Nếu thắc mắc bệnh động kinh có nguy hiểm hay không, bạn nên nghĩ đến việc mất kiểm soát hành vi và ý thức để có thể tự đưa ra câu trả lời cho chính mình. Trên thực tế, động kinh dẫn đến co giật toàn thân là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, nhất là khi người lên cơn không được sơ cứu đúng cách và kịp thời.

Hay chẳng hạn như trong trường hợp người bệnh bị lên cơn co giật động kinh trong quá trình di chuyển trên xe, đi trên đoạn đường hiểm trở, đang ngồi trên phương tiện giao thông, đang làm việc… chắc chắn sẽ gặp rất nhiều tình huống khó có thể lường trước được.

Đặc biệt, một cơn co giật động kinh lớn xuất hiện mà không được sơ cứu đúng cách hoàn toàn có thể làm bệnh nhân bị đột quỵ, đột tử, bại não, ngạt thở dẫn đến chết não hay tử vong.

Tóm lại, động kinh là căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn và rất cần được điều trị sớm, đúng cách.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh

- Người bệnh đang sinh hoạt bình thường, bỗng nhiên ngã quỵ, nằm co trên mặt đất, trợn tráo mắt và thậm chí mất nhận thức bản thân. 

Trong cơn co giật, người bệnh tim đập yếu, môi tím tái, mặt nhợt nhạt và ra mồ hôi nhiều. Nhưng sau vài phút, cơn co giật biến mất, người bệnh từ từ lấy lại được ý thức, trở thành người bình thường khỏe mạnh. 

Thỉnh thoảng người bệnh hay co giật một vài bộ phận như tay, chân, hoặc các bộ phận trên mặt… Và đây cũng sớm báo hiệu cơn co giật toàn thân sắp diễn ra. Người bệnh cần cẩn trọng theo dõi và giữ an toàn. 

Khi đối diện với người bệnh động kinh đang co giật, phần lớn đều hốt hoảng và cuống. Nhưng cần trang bị cho mình 1 vài kiến thức về sơ cứu tạm thời cho người bệnh. Để có thể giúp họ vượt qua nguy hiểm. 

Một số yếu tố khiến cho cơn co giật toàn thể dễ xảy ra hơn:

Gia đình có tiền sử co giật hay nói cách khác là do gen di truyền.

Bệnh nhân bị chấn thương do đột quỵ, chấn thương vùng não nặng. 

Bệnh nhân bị động kinh luôn bị mất ngủ nặng.

Mô tả cụ thể một cơn giật kinh phong:

Giai đoạn 1: Người bệnh đột ngột ngã quỵ và toàn cơ thể có triệu chứng tăng trương lực trở nên cứng đờ, mất hoàn toàn kiểm soát về nhận thức và hành vi. Ngay lúc này, cơ thể suy giảm khả năng hô hấp, việc lấy không khí thông qua cổ họng trở nên khó khăn nên họ có thể bị khó thở, suy hô hấp. Trong trường hợp không thể nào sơ cứu đúng cách, người bị co giật có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm đến tính mạng.

Giai đoạn 2: Sau cơn co cứng toàn thân khoảng vài chục giây, cơ thể người bệnh bắt đầu co giật mạnh và nhanh, liên hồi theo nhịp ổn định kéo dài hơn 1 phút. Người bệnh bị sùi bọt mép, mắt trợn lớn, nghiến rắng, có thể sẽ cắn phải môi hoặc lưỡi rất nguy hiểm. Quá trình này phải được sơ cứu đúng cách thì người bị giật kinh phong mới thực sự an toàn, không bị ảnh hưởng đến cơ thể từ bên ngoài lẫn bên trong.

Giai đoạn 3: Cơn co giật kéo dài hơn 1 phút làm người bệnh dường như kiệt sức, thậm chí có nhiều người còn kéo dài đến 3 hay 5 phút vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy mà sau đó người vừa bị co giật thường bất tỉnh hay thiếp đi trong lúc tiềm thức, trí nhớ chưa kịp ghi lại điều gì. Vì vậy, cơn co giật không hề được ghi nhớ trong não bộ người mắc co giật động kinh.

Các giai đoạn của cơn động kinh

Những việc nên làm khi người động kinh lên cơn co giật đột ngột

Cho người bệnh nằm nghiêng sang 1 bên. Tốt nhất là bên trái vì thuận với vị trí của tim. Dùng khăn lau sạch nước bọt hay các vết nôn ói, nếu trước đó bệnh nhân có dấu hiệu này. Tuyệt đối không nên để nạn nhân nằm trên bề mặt gồ ghề với nhiều dị vật, cơn co giật có thể tạo ra các vết thương lớn nhỏ trên cơ thể họ.

Nên tạo không gian thông thoáng để bệnh nhân đủ không khí hô hấp. Bằng cách giãn khoảng cách những người xung quanh. Hãy khuyến khích mọi người không có phận sự hãy di chuyển sang vị trí khác, đừng vì tò mò mà bám xung quanh đông đúc sẽ chiếm hết không gian và oxy cho bệnh nhân hít thở. Tình trạng này sẽ nguy hiểm khi người bệnh bị suy hô hấp nặng.

Kiểm tra trên người bệnh nhân có vật sắc nhọn gì không như dao, kẹp tóc nhọn, bật lửa,... tránh việc gây thương tích cho bệnh nhân. Vì lúc này ý thức của bệnh nhân lúc tỉnh lúc mơ, có thể gây ra một số biểu hiện mất ý thức tạm thời, có thể tự làm đau chính mình. 

Đặt 1 chiếc gối mỏng, không quá cao lên đầu bệnh nhân để lưu thông khí huyết. Không nên để nạn nhân nằm không vì sẽ cản trở việc hít thở, không để họ nằm trên gối quá cao vì sẽ dễ bị chấn thương vùng đầu khi co giật mạnh.

Nới lỏng dây thắt lưng, cổ áo có thể gây khó thở cho bệnh nhân. 

Nhờ chú ý ghi chép thời gian bệnh nhân bắt đầu lên cơn co giật đến khi trở lại bình thường. Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu phát sinh để kịp thời khai báo cho bác sĩ. 

Trong trường hợp bạn quan sát thấy cơn co giật kéo dài hơn 3 hay 5 phút, hãy gọi ngay xe cấp cứu để được các bác sĩ và chuyên viên sơ cứu đúng cách nhất vì đây là đối tượng nguy hiểm.

Những cách sơ cứu an toàn cho người bệnh mắc bệnh động kinh

Những việc không nên làm đối với người lên cơn co giật

Không nên thực hiện thao tác ngáng lưỡi bệnh nhân nếu như bạn không đủ kỹ thuật để thực hiện hành động này. Càng không nên đưa bất kỳ vật dụng nào cứng vào miệng bệnh nhân để hạn chế cắn lưỡi. 

Không sốc người bệnh nhân khi họ đang lên cơn co giật.

Không di chuyển bệnh nhân trong suốt quá trình co giật đã xuất hiện vì rất nguy hiểm và dễ làm tổn thương đến họ.

Không đè tay, chân của bệnh nhân khi cơn co giật lên đỉnh điểm. Toàn thân sẽ bị ức chế và gây ra những hậu quả khó lường.

Không nên cho bệnh nhân uống nước hay mang thuốc cho họ. Cơn co giật sẽ tự động hết sau một khoảng thời gian ngắn. 

Tuyệt đối không được nghe theo các mẹo sơ cứu trong dân gian chưa qua kiểm chứng như vắt chanh vào lưỡi người bị giật kinh phong. Nhiều chuyên gia đã lý giải rằng đây là hành động nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của người bệnh.

Không vội vã đưa người bệnh đến bệnh viện, hãy đợi họ dừng hoàn toàn cơn co giật hoặc tỉnh lại rồi mới đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Những điều không nên làm khi sơ cứu cơn động kinh

Nguyên nhân cơn co giật đến đột ngột

Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị sốt cao, cha mẹ không phản ứng kịp thời.

Người lớn mắc bệnh động kinh và các bệnh lý nền.

Người già có khối u và các bệnh liên quan đến đột quỵ. 

Những nguyên nhân này rất để gây ra các cơn co giật từ nhẹ đến mạnh. 

Các cơn động kinh do sốt thông thường đến vào thời gian ngắn, đơn độc. Sốt cao dẫn đến co giật phức tạp tập trung. Cơn co giật kéo dài khoảng 15 phút. Nhìn chung, 2% bệnh nhân có cơn co giật do sốt tiến triển thành bệnh động kinh sau đó. 

Cách để hạn chế các cơn co giật của bệnh động kinh

Thường xuyên theo dõi, thăm khám bác sĩ định kỳ hàng tháng. Người bệnh cần theo dõi thể trạng của mình hàng ngày, uống thuốc đúng liều lượng và không bỏ liều. Thực hiện các chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn những thực phẩm sạch, chất lượng từ rau củ quả, thịt tốt cho tim mạch. Đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin để tốt cho não bộ. 

Bệnh động kinh không thể xem thường, các cơn co giật lại càng không nên lơ là. Co giật đến bất ngờ vào những lúc ta không ngờ tới. Chính vì vậy, người bệnh cần sẵn sàng tâm lý. Chuẩn bị cho mình một vài kỹ năng tự kiềm chế cơn co giật. Người nhà bệnh nhân cũng cần nhắc nhở và trang bị những kiến thức sơ cứu tại chỗ để kịp thời giúp họ vượt qua những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Bệnh động kinh thường xuất hiện vào thời điểm nào?

Nhiều người vì muốn ngăn ngừa tốt các cơn động kinh đột ngột hay có sự chuẩn bị tốt nhất trước các cơn co giật đã thắc mắc liệu rằng có thời điểm cụ thể khi mỗi cơn co giật xuất hiện hay không. Theo đó, câu trả lời là không.

Không thể xác định rõ chính xác lúc nào, giờ nào, thời điểm nào hay giai đoạn nào các cơn co giật xuất hiện cả. Bạn chỉ có thể ngăn ngừa các cơn co giật động kinh bằng các phương pháp như sử dụng thuốc, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống đúng cách mà thôi.

Tuy nhiên, nếu có một số thói quen xấu hay thường sinh sống, làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng, bạn có thể phải đối mặt với tần suất các cơn co giật xuất hiện cao hơn.

Bệnh động kinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Theo lời giải thích từ các chuyên gia, động kinh co giật là bệnh hoàn toàn có thể được điều trị thành công với tỉ lệ trên 60 – 70%. Do đó, tuyệt đối không nên tin vào những lời đồn đoán vô căn cứ về giật kinh phong như bệnh tâm thần, bị ma nhập, không chữa khỏi, thay vào đó phải đến ngay bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời nhất mới nhìn thấy được hiệu quả như thế nào.

Dưới đây được xem là các phương pháp điều trị co giật động kinh hiệu quả hàng đầu hiện nay:

Uống thuốc tây y điều trị động kinh 

Khi bổ sung thuốc kháng co giật, hệ thống thần kinh trung ương của người bệnh sẽ được cung cấp nhiều hoạt chất giúp ổn định hoạt động, ức chế phát ra xung điện, từ đó làm thuyên giảm các dấu hiệu của bệnh.

Sử dụng thuốc để thấy được hiệu quả cao phải áp dụng trong thời gian dài điều độ, ít nhất từ 1 năm trở lên.

Phẫu thuật não

Trong trường hợp các phương pháp nội khoa như sử dụng thuốc và thảo dược đông y đều mang đến hiệu quả thấp, các cơn động kinh vẫn tái phát ngày càng nặng nề, người bệnh sẽ có thể phải thực hiện phẫu thuật não để cắt bỏ đi vùng não bị tổn thương và gây ra động kinh. Tuy nhiên, vì quá nhiều rủi ro nên phương pháp này không được thực hiện một cách phổ biến mà phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra khắt khe với tỉ lệ cực thấp.

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược đông y

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy nhiều thành phần quý tương tự thuốc tây y có tác dụng kháng co giật trong các loại thảo dược đông y chữa bệnh động kinh từ tự nhiên. Bởi vì vậy, đông y cũng góp mặt trong danh sách các phương pháp điều trị động kinh co giật hiệu quả hiện nay. Người mắc động kinh có thể tìm đến các loại thảo dược như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, hoa cúc La Mã, lá khổ qua rừng, hạt sen… để xóa mờ dần các dấu hiệu của động kinh gây ra trên cơ thể, điển hình là cơn co giật.

Đặc biệt, an tức hương và câu đằng trong đông y đã được nền y học Hàn Quốc nghiên cứu chứng minh giàu GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế khi tiến vào trong cơ thể sẽ cân bằng hoạt động não bộ ngăn ngừa co giật, căng thẳng, lo âu một cách tuyệt vời.

Co giật động kinh đột ngột là tình huống bất ngờ dễ làm nhiều người hoảng hốt, do đó, để có thể sơ cứu đúng cách cho bệnh nhân, mọi người cần phải có kiến thức cơ bản và hiểu rõ về bệnh. Hi vọng với bài viết này, các bạn có thể tham khảo qua cách sơ cứu của cơn co giật của bệnh động kinh tái phát đột ngột. Từ đó, bất kỳ gặp trường hợp tương tự thì cũng có đủ kiến thức để cứu giúp mọi người.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha