Vì sao cần sơ cứu giật kinh phong cho người bệnh?

Một cơn giật kinh phong có thể là điều đáng sợ với người chứng kiến, không những thế, nó còn gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu người xung quanh không sẵn sàng sơ cứu giật kinh phong để giúp đỡ họ. Do đó, làm thế nào để sơ cứu bước đầu cho một thành viên trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp của bạn mắc giật kinh phong.

Ngày đăng: 16-02-2017

1,919 lượt xem

Anh Hải(TPHCM) tâm sự, khi bé Bo, con trai anh được 6 tuổi, vào giữa đêm, cháu bắt đầu có hiện tượng co cứng, co giật, sùi bọt mép, nghẹt thở, lần đầu tiên chứng kiến cảnh đó, vợ chồng anh đã thật sự sợ hãi, lo lắng, không biết phải làm gì khác, họ gọi cấp cứu và cho bé đến bệnh viện. Tại đây, cháu được xét nghiệm tổng thể và kết luận đã mắc chứng động kinh/giật kinh phong dạng toàn thân. Và những dấu hiệu đó là biểu hiện của cơn co giật, nếu không điều trị kịp thời thì trong tương lai, gia đình anh phải chứng kiến nhiều lần như vậy nữa.

Không phải ai cũng biết cách sơ cứu giật kinh phong

Không chỉ riêng với người cha trong câu chuyện trên mà hầu hết chúng ta đều không biết nên làm gì khi chứng kiến người bệnh lên cơn co giật, thậm chí có người còn bỏ chạy, mặc cho người bệnh một mình.

Trên thực tế, khi bệnh nhân lên cơn giật kinh phong dù ở mức độ toàn thân hay cục bộ thì chỉ kéo dài khoảng vài phút, sau đó họ rơi vào trạng thái hôn mê và sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, trong cơn co giật vẫn có những rủi ro như nghẹt thở do đờm dãi hoặc dị vật. Do vậy, nếu chúng ta có kiến thức cơ bản về sơ cứu giật kinh phong thì sẽ giúp người bệnh tránh được những mối nguy hiểm đó.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG

Những điều nên làm và không nên làm khi sơ cứu giật kinh phong

- Điều đầu tiên bạn làm khi thấy người bệnh lên cơn co giật là phải giữ bình tĩnh. Nhìn xung quanh xem người bệnh có đang nằm ở nơi nguy hiểm hoặc có đồ vật có tính gây sát thương hay không, nếu có, hãy di chuyển họ đến nơi an toàn, và di chuyển đồ nguy hiểm ra xa. Đồng thời, không nên tập trung quá đông người,  tạo không gian thoáng cho người bệnh dễ thở

- Lưu ý thời gian khi cơn co giật bắt đầu để xem triệu chứng này có kéo dài quá mức bình thường hay không. Không nên bỏ mặc người bệnh đang cần sơ cứu giật kinh phong một mình.

- Gối đầu người bệnh bằng vật mềm để tránh chấn thương não, dùng vật cứng ngáng miệng đề phòng người bệnh co giật cắn phải lưỡi. Đặt đầu người bệnh nghiêng sang một bên, dùng ống hút đàm nhớt hoặc thức ăn ra khỏi miệng họ nhằm tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Không nên nặn chanh, thuốc hoặc cho bất kì thứ gì vào miệng bệnh nhân khi đang tiến hành sơ cứu giật kinh phong, tốt nhất nên ở bên cạnh và theo dõi tình hình trong vài phút.

Nên ở bên cạnh người bệnh đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn

Kiểm tra thời gian một lần nữa, nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.  

Hầu hết người bệnh đều không nhớ những gì đã xảy ra khi lên cơn co giật, nhiều người còn mất kiểm soát tiểu tiện, do đó, khi họ tỉnh lại không nên chế nhạo mà phải động viên tinh thần bệnh nhân.

Mặc dù chứng kiến nhiều lần cơn co giật kinh phong của người thân hoặc bạn bè nhưng nhiều người vẫn không tránh khỏi cú sốc, tuy nhiên, họ sẽ đối mặt dễ dàng hơn vì đã biết nên làm gì để sơ cứu giật kinh phong cho người bệnh. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha