Điều cần quan tâm khi dự định mang thai nếu mắc bệnh giật kinh phong

Rất nhiều trường hợp người mẹ mắc bệnh giật kinh phong khi mang thai không có biện pháp hạn chế cơn co giật hoặc dùng thuốc tùy tiện dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng như thai lưu, dị tật, tử vong cả mẹ và con…Chính vì vậy, nếu đã mắc bệnh giật kinh phong thì cần phải chuẩn bị kiến thức thật tốt.

Ngày đăng: 16-07-2017

1,459 lượt xem

Ảnh hưởng của bệnh giật kinh phong đến thai kỳ

Tần suất cơn co giật trong thai kỳ có thể giữ nguyên, tăng hoặc giảm so những tháng trước khi mang thai:

+ Hơn ½ trường hợp có tần suất cơn giật kinh phong không thay đổi trong thai kỳ.

+ 1/3 trường hợp tăng cơn trong thai kỳ.

+ Rất ít trường hợp cải thiện cơn trong thai kỳ.

- Các cơn giật kinh phong có thể tăng trong 3 tháng đầu hoặc vào cuối thai kỳ và giai đoạn sinh.

Cơn giật kinh phong gây nhiều nguy hiểm cho phụ nữ  mang thai

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cơn co giật do kinh phong trong thai kì

- Giảm nồng độ thuốc chống co giật vì bệnh nhân lo ngại về ảnh hưởng của thuốc trên thai và việc cho con bú sau này.

- Stress và thiếu ngủ cũng là những yếu tố góp phần vào việc mất kiểm soát cơn co giật

- Thay đổi hấp thu và thải trừ của thuốc do sinh lý ở gan, thận, dạ dày, ruột, tim mạch trong thai kỳ sẽ làm giảm việc hấp thu và tăng quá trình thải trừ thuốc.

- Nồng độ các thuốc chống co giật trong máu bắt đầu giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, thấp nhất lúc gần sanh và sẽ trở lại mức trước khi mang thai trong 4 – 12 tuần sau sinh.

Làm sao để phụ nữ bị giật kinh phong vẫn có thể mang thai bình thường?

Nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

- Việc quan trọng nhất để giúp phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong vẫn có thể mang thai và sinh con như người bình thường là hãy phát hiện và điều trị sớm bệnh bằng những phương pháp an toàn nhất.

- Giai đoạn chuẩn bị trước khi mang thai và sinh con: Chuẩn bị sức khỏe tốt trước kỳ mang thai rất quan trọng để người mẹ có thể nuôi dưỡng thai nhi phát triển và khỏe mạnh khi chào đời.

- Các bệnh nhân không có cơn ≥ 2 năm nên được xem xét ngưng thuốc ≥ 6 tháng trước khi có kế hoạch mang thai.

- Nếu người bị bệnh giật kinh phong mang thai, bác sĩ sẽ giúp kiểm tra các cơn co giật tiềm ẩn, đồng thời xác định nguy cơ ảnh hưởng của các thuốc đến thai nhi.

- Bổ sung acid folic 0.4mg – 0.8mg/ngày cho tất cả phụ nữ độ tuổi mang thai. Riêng đối với những phụ nữ dùng CNZ hoặc VPA hoặc đã có con bị khiếm khuyết ống thần kinh nên dùng liều folate 4mg/ngày trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Tầm soát tiền sản các dị tật bẩm sinh

Nếu chuẩn bị tâm lý và sức khỏe cũng như kiến thức tốt trước khi mang thai thì phụ nữ mắc bệnh giật kinh phong hoàn toàn có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ của mình. Quan trọng là họ phải điều trị khỏi bệnh hoàn toàn và nên đến bác sĩ tư vấn nếu muốn có một thai kì an toàn cho cả mẹ và con. 

TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha