6 yếu tố gây co giật không thuộc nhóm bệnh động kinh

Đối với những người có các yếu tố nguy cơ thì họ có khả năng cao gặp phải các cơn co giật hơn. Người dễ bị co giật sẽ được chia ra làm hai nhóm: nhóm có kèm bệnh động kinh và nhóm không kèm bệnh lý này.

Ngày đăng: 07-03-2018

1,736 lượt xem

Nhóm không kèm bệnh động kinh

Dù cho không mang các bệnh lý thần kinh, 6 yếu tố sau đây vẫn có thể gây nên cơn co giật:

- Stress: Cơn co giật do stress cũng gây nên các triệu chứng tương tự như ở người bị động kinh (tê người, hồi hộp, co rút toàn thân...). Tuy có sự khác biệt trong hoạt động điện não ở cả hai dạng co giật này, nhưng khoảng từ 5 đến 20% bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm co giật do căng thẳng thành co giật do bệnh lý động kinh.

Sự căng thẳng cũng là nguyên nhân gây co giật ở một số người

- Hạ đường huyết: Não bộ cần một lượng lớn glucose để có thể hoạt động ổn định. Khi lượng đường huyết trong cơ thể quá thấp (hay còngọi là tình trạng hạ đường huyết) sẽ khiến não bộ không đủ năng lượng thực hiện các chức năng thần kinh dẫn đến sự xuất hiện của cơn co giật. Ở những bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường, nguyên nhân này có thể thường gặp hơn do tác  dụng phụ của thuốc ổn định đường huyết.

- Sốc nhiệt: Não vốn không thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhất là khi trung tâm điều nhiệt của cơ thể đạt mức 40 độ C (104 độ F). Khi cơ thể bị sốc nhiệt, trung tâm điều nhiệt phải “chịu tải” quá mức, các thông tin tín hiệu dẫn truyền của não cũng bị ảnh hưởng. Từ đó, người bị sốc nhiệt dễ bị co giật. Do đó, các hoạt động ngoài trời trong điều kiện thời tiết quá nóng có thể gây nguy hiểm cho mọi người. 

- Hội chứng cai rượu: Thông thường, người bệnh đã quen với “tửu lượng” mỗi ngày, não bộ từ đó cũng sẽ có những điều chỉnh thích hợp theo thời gian. Nhưng khi họ đột ngột bỏ dùng chất có cồn (hay còn gọi là cold turkey) khiến hệ thống thần kinh trung ương phản ứng với sự thay đổi đột ngột này. Kết quả là người ngưng rượu trong vòng 48 giờ dễ dẫn đến co giật bất ngờ.

- Thuốc uống theo đơn: Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây co giật khi dùng, ví dụ như thuốc chống trầm cảm (bupropion), kháng sinh (quinolones và penicillins) và thuốc giảm đau (như tramadol)

- Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây co giật. Tuy vẫn chưa rõ cơ chế gây bệnh, nhưng với tác dụng phục hồi sức khoẻ của giấc ngủ, thì việc ngủ đủ giấc vẫn rất quan trọng với tất cả mọi người.

Nhóm có bệnh lý động kinh

Vì đây là bệnh lý gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, cho nên ngoài 6 yếu tố nguy cơ đã đề cập, bệnh nhân có các yếu tố dưới đây sẽ có tỷ lệ tái phát co giật cao hơn bình thường, như:

- Không uống thuốc chống động kinh theo chỉ định: Tăng nguy cơ tái phát co giật khi nồng độ thuốc trong máu không ổn định,  dẫn đến triệu chứng trên.

- Đèn flash và đèn pha: Hay còn gọi là động kinh do nhạy cảm với ánh sáng (photosensitive epilepsy) gây nên co giật với cả ánh sáng nhân tạo hay ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, người nhạy cảm với ánh sáng còn có nguy cơ bị co giật khi nhìn thấy quá nhiều hoạ tiết sọc hay quân cờ đan xen.

Hình ảnh màu sắc đan xen cũng là nguyên nhân gây co giật ở bệnh động kinh

- Chu kì kinh nguyệt: Bệnh nhân động kinh nữ thường cảm thấy dễ bị co giật hơn khi đang đến kì kinh mỗi tháng.

- Bỏ bữa trong ngày

- Bệnh lý gây sốt cao: Chẳng hạn như các bệnh lý nhiễm trùng.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha