Cây Câu đằng- Khắc tinh của bệnh động kinh

Câu đằng là một thảo dược truyền thống, được các lương y sử dụng trong hầu hết các bài thuốc có liên quan đến bệnh động kinh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh những công dụng qúi giá, khó thay thế của loại thảo mộc này với chứng bệnh động kinh co giật.

Ngày đăng: 20-04-2017

3,341 lượt xem

Những thành phần có lợi cho việc trị bệnh động kinh có trong cây Câu đằng

Các loại thuốc tây y chữa bệnh động kinh đã được sử dụng từ rất lâu và không thể phủ nhận công dụng của chúng trong việc kiểm soát cơn động kinh. Tuy nhiên, có rất nhiều tác dụng phụ xảy ra  khi dùng  thuốc tây lâu dài như trẻ bị tăng động quá mức, mắc bệnh viêm gan, giảm bạch cầu, dị ứng thuốc…

Để giải quyết bài toán khó là tìm ra cách vừa chữa khỏi bệnh mà vẫn an toàn cho sức khỏe thì những thuốc điều trị bệnh động kinh từ dân gian như cứu tinh cho nhiều bệnh nhân trong đặc biệt là cây Câu đằng.

Cây câu đằng còn có tên gọi khác là thuần câu câu, gai móc câu, là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Cây câu đằng ở nước ta hiện nay vẫn chưa được trồng mà chủ yếu là thu hái từ thiên nhiên. Chúng thường mọc hoang ở các vùng đồi núi của các tỉnh miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Lào Cai, Sơn La.

Cây Câu đằng là vị thuốc chữa bệnh động kinh hiệu quả

Bộ phận dùng làm thuốc là phần mẩu thân có gai như cái móc câu. Cây được thu hái quanh năm trên các sơn đồi, nhưng vụ thu nhiều nhất là vào tháng 7, tháng 8 vì thời điểm này các bộ phận gai của cây đã già ( chuyển màu nâu) đủ tiêu chuẩn để thu hái làm thuốc. Người ta chặt các cành có gai, sau đó cắt lấy phần đốt có gai móc câu rồi đem phơi khô làm thuốc

Nghiên cứu năm 2013 các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Trung Quốc đã chỉ ra rằng, hoạt chất Rhynchophylline có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp gốc tự do thông qua ức chế sản xuất cytokin, một trung gian hòa giải quan trọng trong các phản ứng miễn dịch, giảm tình trạng nhiễm độc và ức chế quá trình chết đi của tế bào thần kinh, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau những cơn co giật.

Nghiên cứu năm 2015 của các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát hiện ra Rhynchophylline (RP), hoạt chất sinh học chính trong cây Câu đằng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh, hoạt chất này còn thúc đẩy làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể, điều chỉnh nồng độ các ion nội bào, kìm hãm sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh. Nhờ vậy, tần suất và mức độ cơn động kinh giảm đi đáng kể, người bệnh bớt mệt mỏi, buồn ngủ sau co giật.

Phần gai có hình móc câu trên cây Câu đằng dùng làm thuốc

Đối với vị thuốc nam điều trị bệnh động kinh từ cây câu đằng, bệnh nhân có thể dùng riêng lẻ hoặc được kê cùng một số vị thuốc khác. Tuy nhiên, khi chế biến thuốc, cần lưu ý không nên sắc lâu, khi thuốc sôi khoảng 20 phút là dùng được vì đun lâu sẽ làm giảm dược tính của thuốc.

Bên cạnh việc dùng cây Câu đằng như vị thuốc điều trị bệnh động kinh thì chúng ta nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, vì những yếu tố này có thể quyết định vào sự gia tăng tần suất của những cơn động kinh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha