Bất kì phụ huynh nào cũng thành chuyên gia tâm lý khi trẻ bị động kinh

Trẻ em là độ tuổi rất nhạy cảm với những vấn đề về sức khỏe và tâm lý, đặc biệt với những trẻ mắc bệnh động kinh. Chúng thường xuyên cảm thấy mặc cảm, tự ti so với bạn bè cùng trang lứa, do đó, cha mẹ phải làm bạn của con đồng thời làm một chuyên gia tâm lý để giúp con vượt qua khủng hoảng tinh thần.

Ngày đăng: 30-03-2017

1,660 lượt xem

Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ tâm lý cho trẻ?

Yếu tố tâm lý có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách của trẻ trong tương lai, đặc biệt với những trẻ mắc bệnh động kinh bẩm sinh.

Chúng thường ngại giao tiếp với người xung quanh, mặc cảm, khó hòa nhập cùng xã hội, tính tình hay cáu gắt, mất kiểm soát lời nói, từ đó dễ dẫn đến hậu quả như trẻ phát triển lệch lạc về tâm lý, trầm cảm, nguy cơ tự tử cao. Chính vì vậy, cha mẹ phải trở thành chuyên gia tâm lý để giúp trẻ vượt qua trở ngại về tinh thần.

Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng trẻ mắc bệnh động kinh

Những điều cha mẹ nên làm để chia sẻ về tâm lý cùng con:

- Cha mẹ nên trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về bệnh động kinh để có thể lí giải bất kì khi nào trẻ thắc mắc.

- Nên cho trẻ biết về bệnh tình khi trẻ đủ nhận thức, giúp trẻ sớm nhận biết được những nguy hiểm, từ đó chủ động phòng tránh. Hơn nữa, trẻ không bị sốc nếu cha mẹ không nói mà để trẻ tự phát hiện ra bệnh của mình.

- Thường xuyên trò chuyện để hiểu về tâm tư, suy nghĩ của con, giúp con có những mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô.

- Bạn cần sử dụng ngôn ngữ và lời giải thích phù hợp với lứa tuổi của con, giải thích thật đơn giản, cụ thể và dễ hiểu. Thay vì dùng lời nói, bạn có thể sử dụng những hình ảnh hay video cho trẻ dễ hình dung.

- Đừng tiếc những lời khen, lời động viên cho trẻ hàng ngày để giúp con thêm tư tin. Đừng cằn nhằn, tỏ thái độ bực tức vì như vậy rất dễ làm tổn thương tinh thần của trẻ, khiến bệnh tình trầm trọng hơn.

- Nếu có thể hãy cho trẻ tiếp xúc với một vài người bạn cũng mắc bệnh như trẻ để con bạn cảm thấy mình không khác biệt. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chủ động trong việc cho trẻ uống thuốc mỗi ngày.

- Nên giải thích với anh, chị, em của trẻ về bệnh tình của trẻ để chúng có trách nhiệm cũng như làm bạn với người anh em của mình trong cuộc sống.

Cha mẹ nên tìm sự giúp đỡ của thầy cô, người thân và bạn bè của

Khi trẻ đủ tuổi đến trường, bạn không thể ở bên trẻ nhiều như trước, do đó, hãy tìm sợ trợ giúp từ phía thầy cô, bạn bè ở trường nơi trẻ học. Bạn nên nói thật với giáo viên về bệnh tình của trẻ để thầy cô để mắt đến trẻ nhiều hơn, đồng thời có sự trợ giúp trong tình huống khẩn cấp.

Cha mẹ nên nói với thầy cô về bệnh động kinh của con mình

- Nên nhờ thầy cô tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa về chủ đề bệnh động kinh để tuyên truyền cho các học sinh khác về căn bệnh này nhằm hạn chế cái nhìn kì thị và xa lánh con bạn từ phía bạn bè.

Đồng thời, khi trẻ về nhà, hãy chú ý đến những biểu hiện bất thường, hỏi han con xem ở trong lớp hôm nay có gì đặc biệt hay không, có bị bạn khác trêu chọc không… Nếu nghi ngờ trẻ bị bắt nạt hoặc phân biệt đối xử, hãy liên hệ ngay với nhà trường. Đồng thời, hãy dạy cho con biết nên làm gì khi bị bạn bè bắt nạt.

Nên tạo mối quan hệ tốt với những phụ huynh khác để họ không cảm thấy con bạn dị biệt, từ đó, họ sẽ tuyên truyền con cái mình không nên xa lánh con bạn.

Có thể nói, bên cạnh dùng thuốc chữa bệnh thì những biện pháp hỗ trợ về tâm lý là điều không thể bỏ qua ở người bệnh động kinh. Do đó, cha mẹ, thầy cô, bạn bè đều góp phần quan trọng trong việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh động kinh ở trẻ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha