Di chứng động kinh sau chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là tình trạng sang chấn vùng đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu trúc bên trong não bộ, thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, một trong số đó là di chứng bị động kinh, chiếm tỉ lệ đến 20%.

Ngày đăng: 08-03-2018

3,519 lượt xem

Vì sao lại bị bệnh động kinh sau chấn thương sọ não?

Chấn thương sọ não thường xảy ra do một số nguyên nhân như tai nạn giao thông, bị ngã đập đầu vào vật cứng,… Chỉ trong vòng 1 -2 ngày, những tổn thương não có thể kích hoạt các phản ứng viêm, tấn công và hủy hoại các tế bào thần kinh và để lại những vết sẹo vĩnh viễn bên trong não bộ.

Điều này dẫn đến sự thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, tăng chất kích thích glutamat và giảm chất ức làm kích hoạt các cơn sóng điện đột ngột và gây ra những cơn co giật động kinh.

Chấn thương sọ não thường để lại nhiều di chứng trong đó có bệnh động kinh

Có nhiều trường hợp lên cơn động kinh trong vòng 7 ngày tính từ ngày bị chấn thương, nhưng cũng có người xuất hiện cơn co giật sau 7 ngày và dao động trong vài năm sau đó. Theo nhiều nghiên cứu, nếu trẻ em bị chấn thương sọ não sẽ bị động kinh sớm hơn ở người lớn.

Đặc điểm co giật, động kinh sau chấn thương sọ não

Tùy thuộc vào vị trí não bộ bị tổn thương mà những cơn co giật, động kinh có thể có những đặc điểm khác nhau, bao gồm:

- Cơn co giật, co cứng toàn thân hoặc một phần cơ thể

- Cứng đờ hoặc run rẩy vùng đầu, tay, chân, mắt...

- Mất ý thức hay nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó

- Ảo giác, chóng mặt, mệt mỏi đột ngột

- Thay đổi vị giác, thính giác: cảm nhận được mùi, vị lạ trong miệng (vị kim loại, đắng...), luôn có tiếng ù bên tai...

- Không thể nói hoặc hiểu người khác đang nói gì

- Người bệnh có thể đi tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ, tự cắn vào lưỡi, sau đó cảm thấy rất mệt mỏi, lú lẫn, buồn ngủ, chân tay mềm nhũn,…

Các cơn co giật thường xảy ra đột ngột và người bệnh không thể kiểm soát chúng. Co giật chỉ kéo dài vài giây cho tới vài phút nhưng đôi khi nó có thể tái diễn liên tục trong khoảng 5 đến 10 phút.  

Cần phát hiện sớm biểu hiện bệnh động kinh do di chứng chấn thương sọ não

Điều trị và phòng ngừa bị bệnh động kinh sau chấn thương sọ não

Theo các chuyên gia, người bị chấn thương sọ não không nên để tới lúc xuất hiện các cơn co giật, mới điều trị, thay vào đó, họ nên phòng ngừa từ sớm. Trường hợp người bệnh xuất hiện cơn co giật ngày sau chấn thương thì nên nhờ sự hỗ trợ của kỹ thuật điện não đồ, chụp MRI để xác định vùng tổn thương gây ra các cơn động kinh để có phương pháp điều trị chính xác nhất.

Ngoài việc dùng thuốc điều trị thì hiện nay phương pháp điều trị ngoại khoa bệnh động kinh bằng phẫu thuật cũng đang được xem xét áp dụng phổ biến, đặc biệt với những trường sau chấn thương não.

Việc phẫu thuật sẽ loại bỏ được khu vực não bị ảnh hưởng, từ đó chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, để tiến hành phẫu thuật cần phải có sự tham gia của bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo không có sai sót xảy ra. Vì chỉ một sai lầm nhỏ cũng dễ lấy đi mạng sống bệnh nhân hoặc gây liệt cơ thể, câm điếc vĩnh viễn…

Tóm lại, bệnh động kinh là di chứng dễ gặp nhất mà bất kì ai bị chấn thương sọ não cũng đều phải đối mặt. Điều quan trọng là giữ gìn bản thân tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc xảy ra, trong trường hợp không may bị chấn thương sọ não thì nên điều trị dứt điểm cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ về những biểu hiện nghi bị động kinh để có biện pháp chữa trị kịp thời.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha