Nếu con bạn không may mắc bệnh giật kinh phong thì bạn nên làm gì?

Bệnh giật kinh phong là tên gọi theo y học cổ truyền của căn bệnh liên quan đến rối loạn các chức năng truyền tín hiệu điện trong não bộ. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ em ở độ tuổi sơ sinh đến trước giai đoạn dậy thì. Như vậy, nếu con bạn mắc giật kinh phong thì bạn cần làm gì?

Ngày đăng: 03-07-2017

1,765 lượt xem

Nguyên nhân vì sao bệnh giật kinh phong thường xuất hiện ở trẻ em

Bộ não con người được thành từ hàng tỉ tế bào thần kinh, giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu điện nhỏ. Khi có một số lượng lớn tế bào phát ra tín hiệu điện cùng một lúc sẽ xuất hiện cơn giật kinh phong với dấu hiệu co giật, mất ý thức, hoặc các triệu chứng khác.

Giât kinh phong là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em

Đối với trẻ em, vì hệ thần kinh phát triển chưa hoàn thiện nên dễ trở thành nạn nhân của bệnh giật kinh phong. Mặc dù hơn 50% số ca bệnh chưa xác định được nguyên nhân, nhưng các trường hợp còn lại được ghi nhận do những yếu tố sau:

-Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do bệnh viêm màng não, viêm các mô bao quanh não và tủy sống, gây sốt cao co giật, lâu dần sẽ phát triển thành cơn giật kinh phong.

- Do chấn thương khi sinh: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nguyên nhân phổ biến nhất của cơn giật kinh phong là não bị trục trặc do thiếu oxy. Tình trạng này có thể xảy ra nếu oxy bị thiếu trong khi thai nhi đang phát triển hoặc do mẹ khó sinh dẫn đến cạn ối, trẻ bị ngạt.

- Sốt cao dẫn đến co giật: Trẻ em thường bị sốt cao sau khi tiêm ngừa, khi mọc răng hoặc do nhiễm trùng uốn ván. Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng đột ngột thì sẽ xuất hiện cơn co giật, tuy nhiên triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ chấm dứt khi trẻ hết sốt. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp phát triển thành bệnh giật kinh phong do cơn co giật xuất hiện liên tục.

Những biện pháp sơ cứu hiệu quả đối với bệnh giật kinh phong ở trẻ em

Cha mẹ nên có biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ lên cơn giật kinh phong

- Cha mẹ cần bình tĩnh đặt một vật mềm để gối đầu trẻ, loại bỏ hết vật cứng xung quanh, dùng đũa hoặc thìa ngáng miệng trẻ nhằm hạn chế trẻ cắn lưỡi, rồi chờ cơn co giật qua đi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng, dùng ống hút đàm nhớt, thức ăn trong miệng để tránh để tránh dị vật gây tắc đường hô hấp.

- Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.

- Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật kinh phong không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.

- Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.

Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn co giật tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, đi ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya hoặc đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể dẫn đến mất cân bằng hệ thần kinh. Không nên để xuất hiện tình trạng bị kích động quá mức như giận dữ hoặc căng thẳng quá độ. Luôn giữ cho tinh thần được thư thái, ổn định thì mới hạn chế được cơn giật kinh phong xuất hiện.

Nên ăn những thực phẩm giàu canxi và protein như:, cua, cá, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò, thịt nạc, gan động vật, nhằm kích thích hệ thần kinh, có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị giật kinh phong.

Nếu áp dụng phương pháp đông y để điều trị bệnh giật kinh phong thì tuyệt đối nên kiên trì theo phác đồ mà thầy thuốc đã đưa ra, kiêng khem đúng theo hướng dẫn cũng như không tự ý kết hợp đông tây y vì như vậy sẽ dẫn rất nguy hiểm cho trẻ.

Giật kinh phong ở trẻ em là căn bệnh khó chữa, tuy nhiên không phải là không có biện pháp để chữa khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho con, cũng như tuân thủ theo những điều lưu ý như bài viết đã nêu trên thì sẽ được kết quả như mong muốn.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẬT KINH PHONG

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha