Người bị co giật nên ăn uống như thế nào cho hợp lý

Để khắc phục và giúp bệnh nhân hồi phục sau co giật thì một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý là vô cùng cần thiết.

Ngày đăng: 06-03-2019

1,287 lượt xem

1. Chế độ ăn uống của người bị co giật

Khi cơ thể đốt cháy (chuyển hóa) chất béo, nó sẽ tạo ra các chất gọi là Ceton. Chế độ ăn ceton buộc cơ thể sử dụng nhiều chất béo hơn cho việc cung cấp năng lượng thay vì sử dụng đường. 

Chế độ ăn theo kiểu ceton có thể được sử dụng để ngăn ngừa động kinh ở người lớn hoặc trẻ em bị bất kỳ một trong các dạng động kinh nào.Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa rõ như thế nào và tại sao chế độ ăn ceton lại ngăn ngừa hoặc giảm cơn động kinh.

Một phiên bản phổ biến của chế độ ăn ceton là cung cấp 4 gram chất béo cho mỗi 1 gram protein và đường bột. Những người có chế độ ăn ceton phải ăn hầu hết các loại thực phẩm có chất béo như bơ, kem và bơ đậu phộng.

Thực phẩm như bánh mì, mì ống, trái cây và rau quả phải bị giới hạn nghiêm ngặt. Và tổng lượng calo của người đó cũng bị hạn chế. Tại mỗi bữa ăn, thực phẩm phải được đo cẩn thận để đúng với số lượng của mỗi loại thực phẩm được cho. Ngay cả một sự xao nhãng nhẹ từ chế độ ăn uống cũng có thể làm mất đi hiệu quả của nó.

Khi cơ thể dần quen với nó, chế độ ăn ceton sẽ nhanh chóng làm giảm cơn động kinh. Kết quả ghi nhận cho thấy tần số co giật ít hơn trong 2 đến 3 tuần. Trong 2 đến 3 tháng, bạn có thể cảm thấy rõ rệt hiệu quả của nó.

Chế độ ăn Ceton có tác dụng rất tốt trong giảm mức độ tần suất co giật

2. Lợi ích của chế độ ăn ceton

Trong một nghiên cứu theo dõi cho thấy một đứa trẻ không có chế độ ăn kiêng có tỷ lệ động kinh cao gấp 4 lần so với một đứa trẻ có ăn kiêng.

Bằng chứng cho thấy chế độ ăn ceton hoạt động tốt như thuốc trong việc kiểm soát chứng động kinh ở trẻ em. Có ít bằng chứng về chế độ ăn đặc biệt ở người lớn bị động kinh, nhưng chế độ ăn kiêng Atkins có thể cũng hoạt động tốt như chế độ ăn ceton để kiểm soát cơn động kinh.

3. Tác dụng phụ của chế độ ăn ceton

Chế độ ăn uống đặc biệt cho chứng động kinh không được coi là lành mạnh, và chúng có thể có các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ làm cho việc tiếp tục chế độ ăn uống trở nên khó khăn. Tác dụng phụ bao gồm:

- Các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, và ợ nóng.

- Tăng cholesterol (một số người có thể cần dùng thuốc).

- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ bằng các thực phẩm bổ sung.

Chế độ ăn keto dễ gây béo phì

4. Những điều cần lưu ý

- Đối với chế độ ăn uống để ngăn ngừa động kinh, con của bạn phải tuân thủ chính xác, việc chuẩn bị bữa ăn có thể mất rất nhiều thời gian.

- Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng có thể sẽ không có hiệu quả đối với một số trẻ em, cho dù họ tuân thủ chặt chẽ đến đâu.

Chế độ ăn ceton rất nghiêm ngặt và có thể khó khăn cho một số người và gia đình theo dõi. Các chế độ ăn uống đặc biệt khác cho chứng động kinh ít nghiêm ngặt hơn cũng có thể được thử như:

- Chế độ ăn kiêng Atkins: Chế độ ăn uống Atkins được biết đến như một chế độ ăn giàu chất đạm và ít đường bột. Chế độ ăn Atkins cải tiến đối với người bị động kinh tương tự như chế độ ăn ceton nhưng cho phép có sự linh hoạt hơn về lượng protein, chất lỏng và lượng calo. 

Như vậy chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ và tần suất cơn co giật, gia đình nên chú ý đến thực đơn hàng ngày của người bệnh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha