4 nhóm tuổi với những biểu hiện bệnh giật kinh phong khác nhau

Ở mỗi độ tuổi sẽ có những biểu hiện bệnh giật kinh phong khác nhau, do đó, phương pháp chuẩn đoán cũng như điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ mà người bệnh mắc phải.

Ngày đăng: 19-02-2017

1,539 lượt xem

Biểu hiện bệnh giật kinh phong ở từng độ tuổi

Giai đoạn sơ sinh sẽ có những biểu hiện bệnh giật kinh phong lành tính, biểu hiện là cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển nặng hơn, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý.

Giai đoạn từ 1-2 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển nhanh nhất về nhận thức, những biểu hiện bệnh giật kinh phong lúc này cũng rõ ràng hơn, đặc trưng nhất là dạng co giật cơn lớn với dấu hiệu nhợt nhạt, co giật toàn thân, khóc thét lên, mắt trợn, tím tái, chảy nước bọt ở miệng, mất kiểm soát tiểu tiện. Nên điều trị sớm cho trẻ để hạn chế biến chứng nguy hiểm về sau.

Trẻ em là đối tượng dễ xuất hiện biểu hiện bệnh giật kinh phong nhiều nhất

Giai đoạn từ 3 tuổi trở đi sẽ có nhiều dạng cụ thể nhất như vắng ý thức tạm thời, cơn cục bộ, cơn toàn thân. Tiến triển của những dạng này tùy thuộc vào cơ địa của trẻ, có trường hợp sẽ chấm dứt hoàn toàn khi trẻ được 15 tuổi, nhưng 40% trẻ sẽ tái phát khi trưởng thành. Vậy nên, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là vô cùng cần thiết.

- Ở người trưởng thành thì biểu hiện bệnh giật kinh phong sẽ xuất hiện sau chấn thương sọ não, co giật do sốt cao lặp lại nhiều lần, nhiễm trùng uốn ván, tai biến mạch máu não. Triệu chứng bệnh rõ ràng, dễ nhận biết với những dấu hiệu cụ thể như co cứng- co giật toàn thân hoặc 1 phần cơ thể, vắng ý thức tạm thời.

ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG UY TÍN

Những biểu hiện bệnh giật kinh phong phổ biến

Tùy vào từng vị trí của não bị ảnh hưởng mà sẽ có những biểu hiện khác nhau ở bên ngoài cơ thể, thường gặp nhất là những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân, không kiểm soát được hành vi hoặc cơn vắng ý thức tạm thời. Cụ thể gồm:

- Biểu hiện bệnh giật kinh phong dạng toàn thể: Người bệnh bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây, sau đó trẻ sẽ bị co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Cuối cùng, toàn thân người bệnh mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

- Biểu hiện bệnh giật kinh phong cục bộ: Chỉ xảy ra cơn co cứng- co giật ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức, ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai.

- Dạng vắng ý thức: Người bệnh dừng hết mọi hành động đang làm, đánh rơi đồ vật đang cầm, mắt nhìn chằm chằm về một hướng, mất ý thức, mạch đập nhanh, không để ý những người xung quanh nói gì.

Điều trị sớm các biểu hiện bệnh giật kinh phong giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn

Tóm lại, việc nhận biết biểu hiện bệnh giật kinh phong càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Ngoài việc quan sát những dấu hiệu bên ngoài thì nên cho bệnh nhân làm các xét nghiệm như đo điện não đồ, chụp MRI để có kết luận chính xác nhất.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha