Điều trị bệnh động kinh như thế nào trong quá trình thai nghén?

Bệnh động kinh có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình mang thai và nuôi con của bệnh nhân?

Ngày đăng: 19-05-2018

1,204 lượt xem

Mối quan hệ qua lại giữa bệnh động kinh và thai nghén ở phụ nữ

Có khoảng 1/3 phụ nữ bị động kinh sẽ có tần số cơn động kinh tăng lên trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên nếu được dùng thuốc kiểm soát cơn, tỷ lệ này sẽ giảm đáng kể. Một điểm đáng chú ý là tình trạng có thai cũng ảnh hưởng đến chuyển hoá của thuốc chống động kinh.

Động kinh trong thai kì là vấn đề hết sức nguy hiểm

Với liều thuốc ổn định, nồng độ của hầu hết các thuốc kháng động kinh cổ điển trong huyết thanh có xu hướng giảm đi trong thời kỳ mang thai và trở lại mức ban đầu trong tháng đầu tiên hoặc tháng thứ hai sau khi sinh.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do giảm quá trình gắn thuốc với protein huyết thanh, tăng chuyển hóa và đào thải thuốc, do đó phải điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

Ngoài những nguy cơ liên quan đến người mẹ, các cơn co giật của mẹ làm thiếu ôxy cung cấp cho thai rất có hại cho thai nhi, thậm chí còn gây chết thai nếu cơn co giật kéo dài (trạng thái động kinh), ngoài ra, các cơn giật cũng có thể gây sảy thai hoặc đẻ non.

Cũng phải kể đến một nguy cơ khác đó là thai bị dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh do nhiều yếu tố hợp lại như quái thai do dùng thuốc chống động kinh, yếu tố di truyền, thiếu acid folic, thay đổi đáp ứng miễn dịch…

Các dị dạng này thường hình thành trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ (giai đoạn hình thành tổ chức của thai), chủ yếu là dị dạng tim, xương, dị dạng sinh dục, gai đôi cột sống, hở hàm ếch…Tất cả các thuốc kháng động kinh cổ điển như phenobarbital, phenytoin, valproate và carbamazepine đều có thể gây quái thai, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển và rối loạn phát triển tâm thần - vận động sau sinh, đặc biệt là khi điều trị phối hợp nhiều thuốc chống động kinh với nhau.

Điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ thai nghén

Mục đích điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ mang thai nhằm kéo dài thời gian không lên cơn co giật, theo đó sẽ làm giảm ảnh hưởng của cơn động kinh đối với thai nhi và hạn chế tác dụng gây quái thai của thuốc chống động kinh. Trong tất cả các trường hợp, nếu có thể người thầy thuốc nên chuyển sang điều trị chỉ bằng một loại thuốc và phải kiểm soát nồng độ thuốc trong máu người mẹ.

Bắt buộc phải điều trị bổ sung bằng acid folic trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ, đồng thời phải điều trị bổ sung vitamin K1 kể từ tuần thứ 36 (tháng thứ 9) của thai kỳ và cần tiêm bắp vitamin K cho tất cả trẻ sơ sinh để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các thuốc chống động kinh mà người mẹ dùng như carbamazepin, phenobarbital, phenytoin. 

Người mẹ bị động kinh cần có sự hỗ trợ của người thân trong những tuần đầu tiên ở nhà. Đặc biệt, đối với những phụ nữ nhạy cảm với mất ngủ, cơn giật có thể xuất hiện khi mất ngủ.

Phụ nữ bị động kinh cần được tư vấn trước khi mang thai 

Để giảm thiểu nguy cơ đối với trẻ em, chăm sóc trẻ bao gồm cả việc cho bú cần được thực hiện trên sàn nhà để tránh ngã gây chấn thương trẻ và cần có một người khác cùng tham gia khi tắm cho trẻ.     

Một điểm cần chú ý với bệnh nhân động kinh khi có thai là ngoài việc khám thai định kỳ như bình thường, thai phụ phải được siêu âm vào tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện sớm các dị dạng ống thần kinh nhằm chỉ định chấm dứt thai nghén trước khi thai quá to.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ co giật trong khi sinh và nguy cơ tử vong cao của trẻ sơ sinh, việc sinh nở cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị tốt.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha