Bệnh động kinh sinh ra do rối loạn các tín hiệu điện trong hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh liên quan trực tiếp đến bộ não điều khiển mọi hoạt động của cơ thể nên khó có thể lường hết mọi nguy hiểm của căn bệnh này.
Ngày đăng: 24-04-2017
1,977 lượt xem
Bệnh động kinh và những nguyên nhân gây bệnh
Chúng ta đều biết rằng bộ não được tạo thành từ hàng tỉ tế bào thần kinh, giao tiếp với nhau thông qua các xung điện nhỏ. Khi có một số lượng lớn tế bào phát ra tín hiệu điện cùng một lúc sẽ xuất hiện cơn động kinh với dấu hiệu mất ý thức, hành vi kỳ lạ, hoặc các triệu chứng khác.
Tín hiệu hỗn loạn khi mắc bệnh động kinh
Trong hầu hết các trường hợp, cứ khoảng 10 người mắc bệnh thì có 7 người không thể xác định nguyên nhân bệnh động kinh, đây là loại động kinh’’vô căn".
Theo truyền thống, bệnh động kinh được phân loại theo cách bác sĩ quan sát trẻ từ biểu hiện bện ngoài, nguyên nhân gây bệnh và sóng điện não đồ đo được. Việc làm này nhằm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại động kinh.
Nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh động kinh được xác định phổ biến nhất là chấn thương khi sinh , nguyên nhân ít phổ biến hơn là khối u não hoặc u nang và các rối loạn thoái hóa não hoặc mang di truyền căn bệnh nay do tiền sử gia đình
Nguy hiểm từ căn bệnh động kinh
Bệnh động kinh nguy hiểm ở chỗ nếu không được điều trị để cắt hoặc giảm những cơn co giật kéo dài có thể khiến trẻ mắc bệnh chậm phát triển tâm lý, vận động. Hơn nữa, bệnh sẽ khiến trẻ bị biến đổi nhân cách, tư duy, rất dễ dẫn đến rối loạn tâm thần.
Nếu không kiểm soát được bệnh, bệnh nhân có thể lên cơn động kinh bất cứ lúc nào và gặp phải những tai nạn như té xe, đuối nước, chấn thương có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.
Nguy cơ đuối nước nếu mắc bệnh động kinh
Do đó, khi phát hiện người thân có những biểu hiện như trợn mắt, co giật tay, chân, run giật nửa người hay toàn thân, ưỡn cứng người, tím ngắt, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa thần kinh để được chuẩn đoán chính xác nhất.
Động kinh không phải là căn bệnh vô phương cứu chữa, ngược lại, nếu được điều trị và quản lý tốt, bệnh nhân có thể được chữa khỏi bệnh hoàn toàn, hòa nhập cuộc sống, sinh hoạt như bình thường.
Điều quan trọng là bản thân người bệnh và gia đình cần hết sức kiên trì, uống thuốc đều đặn, đồng thời phải quan tâm động viên còn bệnh nhân ổn định tâm lý đẩy lùi căn bệnh.
Có thể tham khảo chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học cho người bệnh động kinh như:
- Bệnh nhân cần ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, hạn chế những vấn đề tiêu cực tác động như áp lực học hành, mâu thuẫn gia đình vì đây chính là nhân tố kích thích co giật ở người mắc bệnh động kinh
- Nên cho bệnh nhân vận động những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, cầu lông, yoga, không những tốt cho sức khỏe, tăng cường thể chất mà còn giúp họ thoải mái tâm lý để hòa nhập với cuộc sống bình thường.
- Luôn đội mũ bảo hiểm nếu người bệnh tham gia giao thông, mặc áo phao nếu đi bơi.
- Bổ sung chất xơ, vitamin E,C,B có trong rau, củ, quả như rau lang, rau dền, mồng tơi, tảo biển, chuối, các loại quả chua để phòng tránh triệu chứng co giật rất hiệu quả.
- Hạn chế tinh bột trong các loại ngũ cốc, tăng hàm lượng protein, chất béo trong thực đơn hàng ngày. Vì chất xeton sinh ra trong quá trình thủy phân chất béo có tác dụng ức chế cơn co giật tái phát
- Hạn chế gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng trong đồ ăn cũng như hạn chế đồ ăn nhanh, chiên rán…Vì những thực phẩm này không chỉ làm cho bệnh nặng thêm mà còn tăng nguy cơ tái phát các biểu hiện của cơn động kinh.
Như vậy, để hạn chế những nguy hiểm do bệnh động kinh gây ra thì sự quan tâm, chăm sóc của gia đình là điều hết sức cần thiết. Đồng thời, nên ưu tiên các biện pháp an toàn để điều trị bệnh động kinh hiệu quả.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn