Động kinh ở người từ 60 tuổi trở lên gây tử vong không?

Hãy tìm hiểu về bệnh động kinh ở người lớn tuổi cũng như giải đáp thắc mắc Động kinh ở người từ 60 tuổi trở lên gây tử vong không?

Ngày đăng: 05-01-2022

476 lượt xem

Tổng quan về động kinh ở người lớn tuổi

Thực tế, động kinh ảnh hưởng khoảng 1% người lớn tuổi. Số người bệnh sẽ ngày càng tăng khi tuổi thọ con người tăng cao và dân số ngày một già đi. Có khá nhiều người lớn tuổi mắc bệnh động kinh cũng có kèm theo những bệnh lý khác đi kèm như:

+ Bệnh thoái hóa về thần kinh

+ Bệnh mạch máu não

+ Thậm chí là bệnh ung thư.

Các thuốc kháng động kinh mà người bệnh sử dụng đa phần đều ảnh hưởng đến chức năng nhận thức cũng như gây ra các biến chứng thường gặp đặc biệt ở người lớn tuổi thì mức độ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các cơn động kinh gây ra chấn thương cơ thể, làm mất sự tự tin cũng như làm giảm sự độc lập của bệnh nhân. Chính vì thế những người lớn tuổi mắc bệnh động kinh thường phải được nhập viện hay săn sóc ở những trung tâm đặc biệt.

Theo nghiên cứu hiện nay về bệnh động kinh cho thấy tỉ lệ tử vong ở người lớn tuổi cụ thể người trên 60 tuổi cũng cao hơn. Đặc biệt để điều trị tối ưu bệnh động kinh ở người lớn tuổi người bệnh cần phải xác định nguyên nhân, chẩn đoán bệnh một cách chính xác, điều trị hiệu quả và điều trị nâng đỡ.

Bệnh động kinh ở người già khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại

Nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh ở người lớn tuổi, những người trên 60 tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh động kinh cả ở trẻ em lẫn người trưởng thành và người lớn tuổi. Trong các nghiên cứu về bệnh động kinh ở những người trên 60 tuổi thì phát bệnh có thể do những nguyên nhân sau đây:

Bệnh mạch máu não

Mắc các bệnh mạch máu não được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh động kinh. Đa số cơn động kinh xảy ra ở người lớn tuổi là cơn động kinh cục bộ. Có tới khoảng 10% đến 13% bệnh nhân phát bệnh bằng chứng động kinh co cứng-co giật toàn thể.

Các cơn động kinh ở người lớn tuổi thường là cơn triệu chứng cấp. Nó thường xảy ra trong một tuần sau một nguyên nhân cấp hay các triệu chứng xa, mặc dù một số trường hợp có thể có những nguyên nhân gây ra 2 trường hợp trên.

Bệnh mạch máu não chiếm khoảng 44% các trường hợp gây ra bệnh động kinh. Nó được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở người lớn tuổi.

Bệnh lý ở não dễ gây ra chứng động kinh ở người già

Những nguyên nhân bệnh động kinh ở người lớn tuổi là:

+ Sa sút trí tuệ (9%-17%)

+ U não (8%-45%)

+ Chấn thương đầu (2%-21%)

+ Rượu hay thuốc lá (10%).

Chẩn đoán bệnh động kinh không chính xác

Việc chẩn đoán bệnh động kinh có thể gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế một số bệnh nhân bị động kinh nhiều năm mà không được chẩn đoán chính xác dẫn tới việc điều trị gặp khó khăn thậm chí là có thể gây tử vong.

Điều trị bệnh ở người lớn tuổi

Các bạn phải biết rằng đặc điểm dược lý học của thuốc chống động kinh ở người lớn tuổi nó khác biệt hẳn so với thuốc chống động kinh ở người trẻ tuổi. Trong khi đó bệnh nhân lớn tuổi thường sẽ phải uống nhiều thứ thuốc khác. Chính vì vậy mà tương tác thuốc dễ xảy ra.

Thuốc chống động kinh ở người lớn tuổi được cho là lý tưởng là thuốc được hấp thu đầy đủ kèm với đó là sự đào thải không bị ảnh hưởng bởi suy thận. Thuốc được lựa chọn cũng không gây ra ức chế men gan, tương tác với các thuốc khác, dẫn đến tác dụng phụ về thần kinh và các tác dụng phụ khác như loãng xương.

Hình thức của viên thuốc được lựa chọn cho người lớn tuổi nên dễ nhìn, dễ nhận biết và dễ nuốt.  Một vài tên thuốc kháng động kinh có mặt trên thị trường:

+ Carbamazepine (Tegretol) và phenytoin (Dihydan) khó dùng ở người lớn tuổi do tương tác với thuốc khác.

+ Sodium valproate (Depakine) là thuốc có phổ tác dụng rộng đối với các loại cơn động kinh và thường dung nạp tốt ở người lớn tuổi.

+ Phenytoin thường được dùng chỉ một lần trong ngày nhưng khi dùng ở liều cao sẽ gây độc thần kinh.

+ Phenobarbital (Gardenal) thường gây buồn ngủ và ảnh hưởng đến hành vi ở nhóm bệnh nhân thuộc lứa tuổi cao.

+ Các thuốc chống động kinh mới như lamotrigine, gabapentin (Neurontin) và oxcarbazepine (Trileptal) thường ít dùng ở người lớn tuổi mặc dù chúng ít tác dụng phụ và ít tương tác thuốc hơn các thuốc cũ. Việc việc chọn lựa thuốc chống động kinh cho người trên 60 tuổi  nên tùy thuộc vào loại cơn động kinh mà họ mắc phải, còn các thuốc khác được dùng cùng lúc và bệnh lý đi kèm khác.

Chính vì thế việc sử dụng thuốc kháng động kinh cho bệnh nhân trên 60 tuổi không phải ai cũng giống ai. Có những trường hợp hợp với người này nhưng lại đem lại tác dụng phụ đối với bệnh nhân khác. Đòi hỏi quá trình uống thuốc phải theo sự hướng dẫn cụ thể của đội ngũ y bác sỹ. Không nên tùy tiện sử dụng vì nó có thể đem lại những hậu quả không đáng có.

Cần hết sức chú ý trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh động kinh ở người lớn

Những khác biệt trong bệnh động kinh ở người trên 60 tuổi

Động kinh ở người lớn khác biệt rất nhiều so với động kinh ở trẻ em. Trong những trường hợp nếu không hiểu vấn đề những bệnh nhân động kinh lớn tuổi sẽ không thể chữa khỏi căn bệnh này.

Cũng là một loại bệnh động kinh, nhưng việc điều trị bệnh động kinh người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn hơn cũng như việc khắc phục hậu quả về sau cũng không hề dễ dàng một chút nào.

Những điểm khác biệt trong bệnh động kinh ở những người trên 60 tuổi cụ thể như sau:

Bệnh động kinh ở người trên 60 tuổi thường đi kèm với các bệnh khác

Rất đông bệnh nhân mắc bệnh động kinh ở những người lớn tuổi thường đi kèm với các loại bệnh khác như: mạch máu não hay ung thư, thoái hóa về thần kinh …Triệu chứng bệnh động kinh nặng, tần suất bệnh dày đặc. Chính vì thế đây là đối tượng người bệnh phải nhận sự chăm sóc đặc biệt từ những người thân.

Động kinh ở người từ 60 tuổi trở lên gây tử vong không?

Bệnh động kinh ở người từ 60 tuổi trở lên hoàn toàn có thể gây tử vong thậm chí là tỷ lệ tử vong cao hơn so với các đối tượng khác.

Bệnh xuất phát điểm là di chứng từ các loại bệnh khác chính vì vậy mà bệnh động kinh ở người lớn tuổi tương đối nặng hơn so với các bệnh nhân ở độ tuổi khác. Tỷ lệ người bệnh động kinh trên 60 tuổi tử vong cũng cao hơn so với đói tượng trẻ em và người trưởng thành.

Khả năng chữa khỏi bệnh động ở người trên 60 tuổi chỉ ở mức tương đối

Bệnh động kinh ở những người lớn tuổi xuất hiện khá muộn. Và khi phát hiện ra sẽ thường là khá nặng so với những người bệnh khác. Chính vì vậy mà khả năng chữa khỏi bệnh cho những đối tượng này chỉ ở mức tương đối và cần khoảng thời gian dài.

Di chứng nhiều hơn tạo thành ảnh hưởng xấu về sau

Ngoài những sự khác biệt trên đây thì những bệnh nhân lớn tuổi bị bệnh động kinh thường rất sẽ gặp phải vấn đề về tâm lý thần kinh sau khi chấm dứt cơn bệnh. Chính những điều này khiến họ yếu hơn so với những người bình thường cùng độ tuổi. Thậm chí có rất nhiều người họ còn mất đi khả năng kiểm soát bản thân và lúc nào cũng luôn cần những người khác quan tâm, chăm sóc.

Mục đích của việc chăm sóc bệnh động kinh ở người lớn tuổi là kiểm soát hoàn toàn các cơn động kinh xảy nhưng phải song song tránh được tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra đồng thời mang lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân.

Bệnh động kinh ở người lớn tuổi thường để lại nhiều di chứng nếu không điều trị

Động kinh vào ban đêm thường xảy ra vào thời điểm nào?

Như chúng ta đã biết thì các cơn động kinh có thể xuất hiện vào ban ngày lẫn ban đêm. Tuy nhiên thì thời gian ban đêm, hay trong giấc ngủ thường sẽ nguy hiểm hơn. Hầu hết những bệnh nhân lớn tuổi lên cơn co giật động kinh vào ban đêm đều tái phát bệnh trong lúc ngủ hoặc trước khi thức giấc.

Theo nhiều cuộc khảo sát, lúc ngủ hoặc trước khi thức giấc được xem là các thời điểm dễ lên cơn co giật động kinh vào ban đêm nhất mà người thân, bệnh nhân nên quan tâm chú ý hơn. Những khung giờ mà gia đình có bệnh nhân mắc bệnh động kinh cần lưu ý đó chính là:

+ Sau 1 giờ đồng hồ đã chìm sâu vào giấc ngủ nhưng lúc này có thể người bệnh vẫn chưa ngủ sâu hoặc vẫn còn mơ màng vì thế rất dễ lên cơn động kinh.

+ Giữa đêm với các bệnh nhân động kinh thường mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm.

+ Trước khi thức giấc 1 đến 2 giờ đồng hồ thường xuất hiện cơn động kinh

Người bị mất ngủ, khó ngủ hay trằn trọc mà mắc động kinh rất dễ bị lên cơn co giật vào ban đêm. Chính vì vậy nếu bạn đang có người thân mắc chứng bệnh này cần phải đặc biệt chăm sóc, theo dõi khắt khe. Tránh trường hợp lơ là dẫn tới những hậu quả đáng tiếc không nên xảy ra.

Những dạng động kinh thường xảy ra trong khi ngủ

Động kinh trong giấc ngủ có nhiều dạng khác nhau được chia thành từng nguyên nhân riêng. Tức là vùng não trực tiếp gây nên co giật động kinh là vùng nào. Trong đó, co giật trong giấc ngủ bao gồm: động kinh múa giật hay còn gọi là myoclonic seizures, động kinh thùy thái dương, động kinh vắng ý thức không điển hình và động kinh thùy trán.

Mỗi dạng động kinh sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện khác nhau chứ không hề giống nhau. Tùy thuộc vào dạng động kinh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị riêng biệt.

Dấu hiệu nhận biết các cơn động kinh khi ngủ

Theo các nghiên cứu từ đội ngũ y bác sỹ chuyên môn, để có thể nhận biết sớm động kinh trong giấc ngủ, chúng ta có thể theo dõi các biểu hiện cơ bản và phổ biến sau đây:

Đầu tiên, khi đang chìm trong giấc ngủ, cơ thể người bệnh động kinh có các hiện tượng: gồng người, các cơ cứng ngắt, gồng tay chân trong vài giây rồi trở về trạng thái bình thường. Biểu hiện này thường xuất hiện nhiều đợt trong suốt đêm nhưng người bệnh không hề hay biết gì, nên họ không thể kể lại với bác sỹ mà thường sẽ nhờ vào người thân để giúp việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh tốt hơn.

Trường hợp khác các cơn co giật ở người trên 60 tuổi có mức độ nghiêm trọng hơn. Nó làm toàn thân co thắt, giật liên hồi, chân tay chuyển động không thể nào kiểm soát được. Và đương nhiên những lúc như vậy người bệnh cũng không hề có ý thức hay kí ức gì về cơn co giật, chỉ sau đó bừng tỉnh vì quá mệt mỏi. Cơn co giật ban đêm thường kéo dài chỉ trong 2 phút nhưng làm người bệnh hết sức mệt mỏi, căng thẳng và hầu như mất ý thức.

Người bệnh trên 60 tuổi lên cơn co giật có hiện tượng mắt trợn ngược, răng cắn chặt, hay mắt nhìn chằm chằm vào một hướng. Riêng với những người mắc động kinh trước khi lên cơn co giật sẽ có cảm giác vị lạ, mùi lạ. Cái này tự bản thân người bệnh có thể cảm nhận được, kèm với đó là một vài biểu hiện như cơ thể toát mồ hôi, tê, ngứa ran khắp cả người.

Một vài biểu hiện của bệnh động kinh xuất hiện trong lúc ngủ.

+ Một số bệnh nhân khi lên cơn co giật xong còn xuất hiện thêm ảo giác nhưng thường quên sau đó

+ Tiểu tiện, đại tiện vô cớ mà không thể nào tự chủ được. Đừng la hét dù bệnh nhân động kinh đang ở lứa tuổi nào bởi tự bản thân họ cũng không thể tự ý thức được những lúc cơn động kinh xuất hiện.

+ Nhiều người lại có hiện tượng la hét, la ới, khóc lóc khó hiểu, vô cớ

+  Cơ thể mềm nhũn, yếu ớt và mệt lả sau cơn co giật. Vì vậy sau cơn động kinh hãy để cho bệnh nhân có thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Chữa bệnh động kinh bằng đông y

Như chúng tôi chia sẻ ở phần trên, phương pháp điều trị bệnh động kinh phổ biến là các bài thuốc tây y. Tuy nhiên thì nó gây ra không ít tác dụng phụ đặc biệt là các đối tượng bệnh động kinh ở người từ 60 tuổi trở lên. Ngày nay, có rất nhiều bài thuốc điều trị động kinh bằng đông y từ những thảo dược tự nhiên như câu đằng, an tức hương … lành tính nhưng lại đem lại hiệu quả cao gia đình có thể tham khảo.

Dù sử dụng phương pháp nào, thuốc gì thì các bạn phải luôn chắc chắn rằng đã được trao đổi và được sự cho phép của bác sỹ điều trị. Bởi chỉ có bác sỹ mới có thể giúp bạn có được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, gia đình, người thân cũng nên bên cạnh, quan tâm chăm sóc bệnh nhân tận tình để giúp quá trình điều trị đem lại kết quả tốt nhất nhé.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha