Nguy hiểm rình rập khi trẻ mắc bệnh động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm, bởi vì chỉ có chứng kiến cơn động kinh ở trẻ với những dấu hiệu như co giật, tím tái, trợn mắt, sùi bọt mép…mới thấu hiểu nổi lòng của người có con bị mắc bệnh.

Ngày đăng: 12-12-2016

1,503 lượt xem

Động kinh ở trẻ em có phải là căn bệnh nguy hiểm không?

Nhiều người thường có quan niệm động kinh ở trẻ em là căn bệnh hiểm nghèo, trẻ bị động kinh thường dễ kích động, điên loạn. Tuy nhiên trên thực tế, nó không nguy hiểm đến mức vô phương cứu chữa hoặc gây tử vong ngay lập tức.

Đây là bệnh lý của việc tín hiệu truyền trong các noron thần kinh bị xáo trộn, dẫn đến không kiểm soát được hành vi xảy ra đối với bản thân, sau cơn thì trẻ trở lại bình thường như bao người khác.

Bệnh động kinh gây ra những nguy hiểm khó lường

Bệnh động kinh gây ra những nguy hiểm khó lường

Điều đó không có nghĩa là cha mẹ chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị bệnh cho con cái mình vì khoa học đã chứng minh trẻ em mắc bệnh động kinh có tỷ lệ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường, bên cạnh đó là những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh tuy hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra gồm:

- Tình trạng một cơn co giật hoặc một chuỗi co giật liên tục xảy ra quá 5 phút, khiến trẻ dễ gặp nguy cơ tổn thương não, thậm chí tử vong.

- Đột tử không rõ nguyên nhân khi động kinh (SUDEP). Hiện tượng này xảy ra ở trẻ bị động kinh nhưng không được điều trị, thường xuyên xuất hiện cơn co giật, cơ bị co rút hoặc cứng cơ.

Ngoài ra, bệnh động kinh ở trẻ em luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu cha mẹ không giám sát chặt chẽ. Cụ thể như, nguy cơ trẻ bị đuối nước cao nếu trẻ đang tham gia bơi lội, tắm biển, các tai nạn ngoài ý muốn khi trẻ chơi đùa, đạp xe mà cơn động kinh xuất hiện đột ngột.

Bệnh động kinh ở trẻ em nguy hiểm không những đến sức khỏe và tính mạng, mà còn gây ra những cú sốc về tinh thần khiến trẻ cảm thấy bi quan, chán nản, cô lập. Trẻ bị những cơn động kinh hành hạ dẫn đến chậm phát triển trí tuệ,  kết quả học tập không tốt, bạn bè xa lánh, xã hội kì thị.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Những ảnh hưởng này có thể dao động từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào loại cơn động kinh. Việc kiểm soát bệnh là rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương về thể chất và tâm lý của trẻ.

Một số cách xử lý khi trẻ lên cơn động kinh

Để giảm bớt những nguy hiểm của bệnh động kinh ở trẻ em gây ra, cha mẹ cần hiểu biết về căn bệnh này cũng như xử lý nhanh tình huống xuất hiện cơn động kinh và cách phòng bảo vệ con cái tránh những tai nạn đáng tiếc.

Khi trẻ lên cơn động kinh thì người thân cần bình tĩnh, sau đó nới lỏng quẩn áo cho trẻ, đặt trẻ nằm nghiêng ở chổ an toàn, thoáng đãng. Bên cạnh đó, tuyệt đối cần nhớ không nhét vật gì vào miệng trẻ, không cho ăn uống, không đè hoặc giữ chặt trẻ mà nên để trẻ thoải mái. Có thể dùng khăn chườm, xoa dầu vào lòng bàn tay, bàn chân để giảm tình trạng co rút cơ. Sau khi trẻ cắt cơn và bình phục, nên để trẻ nghỉ ngơi, lau sạch cơ thể nếu trẻ tiểu tiện, và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bình tình xử lý tình huống khi trẻ bị động kinh

Bình tình xử lý tình huống khi trẻ bị động kinh

Nếu biết con bị động kinh thì cha mẹ cần giám sát bé kỹ hơn, tuy cần để cho trẻ có sự tự do nhưng không lúc nào ngừng để mắt đến trẻ. Các vật dụng trong nhà nên hạn chế nhiều góc nhọn, để xa đồ vật có tính sát thương khỏi tầm tay của trẻ, cho trẻ vui chơi hoặc ngủ ở nơi thấp, tránh những va đập không cần thiết. Luôn đội nón bảo hiểm khi cho trẻ lưu thông trên đường, hạn chế vấp té vì dễ làm xuất hiện cơn động kinh.

Tóm lại, bệnh động kinh ở trẻ em sẽ nguy hiểm nếu như gia đình không điều trị sớm, và không có sự quan tâm, giám sát trẻ cẩn thận. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng cần thời gian lâu dài, kiên trì. Vậy nên hơn ai hết, cha mẹ hãy luôn là người đồng hành vững chắc cùng con để chiến đấu cùng căn bệnh này. 

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha