Phát minh kỳ lạ vì nọc của nhện có thể chữa chứng động kinh Dravet

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng chất peptit Hm1a (thành phần của nọc nhện) lại có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị chứng Dravet ở trẻ em.

Ngày đăng: 13-08-2018

1,689 lượt xem

Hội chứng Dravet là dạng nguy hiểm của bệnh động kinh

Hội chứng Dravet là dạng động kinh di truyền, xuất hiện ở giai đoạn trẻ từ 2-12 tháng tuổi. Khoảng 80% trẻ mắc hội chứng này có đột biến gene, phổ biến nhất là đột biến gene SCN1A.

Khi gen này không hoạt động, các kênh natri trong não (giúp tế bào chức năng của não) làm việc một cách không chính xác. Ngoài ra, nhiều đột biến gen khác có thể ảnh hưởng đến các kênh natri và gây ra hội chứng Dravet.

Trẻ bị hội chứng động kinh Dravet có thể phát triển thành nhiều loại động kinh khác nhau như động kinh múa giật(Myoclonic), động kinh giật cơ(tonic), động kinh vắng ý thức tạm thời, động kinh cục bộ.

Ngoại trừ lúc xuất hiện bình thường, cơn động kinh của hội chứng Dravet ở trẻ còn dễ xuất hiện nếu trẻ bị sốt, căng thẳng về tình cảm, thay đổi nhỏ về nhiệt độ như tắm nước ấm hoặc nóng, thời tiết nóng, nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy. 

Ảnh hưởng của bệnh động kinh ở trẻ dạng Dravet đối với trẻ

Trẻ mắc hội chứng động kinh Dravet thường có nguy cơ bị SUDEP(chết đột ngột không rõ nguyên nhân do động kinh.) Khoảng 6 tuổi, các vấn đề về nhận thức ở một số trẻ có thể ổn định hoặc có thể bắt đầu cải thiện. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em bị bệnh động kinh dạng Dravet phải chịu những ảnh hưởng như:

- Đi bộ không vững

- Dễ bị các bệnh về nhiễm trùng

- Chậm phát triển về trí tuệ

- Các vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương

Bệnh động kinh Dravet ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Vì sao nọc nhện có thể chữa động kinh hội chứng Dravet

Hm1a hay Heteroscodratoxin-1 là một peptit mang độc tính đối với mô thần kinh (neurotoxin) vốn được sản sinh từ tuyến độc của loài nhện Togo starburst tarantula (Heteroscodra maculata) và đã được chứng minh là có ảnh hưởng nhất định tới các kênh truyền dẫn muối khoáng (trong não bộ).

Nọc nhện Togo có thể chữa động kinh hội chứng Dravet

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland và Viện nghiên cứu Khoa học Thần kinh & Sức khỏe tâm thần Florey (Úc) đã thử nghiệm cấy SCN1A – trích xuất từ cơ thể người mắc chứng Dravet – lên chuột, sau đó liên tục truyền Hm1a cho chúng.

Kết quả thu được là rất kỳ diệu khi Hm1a có thể ngăn chặn hiệu quả tới 6 trên 9 đợt lên cơn động kinh. Trong khi khoảng 62% số chuột còn lại không được truyền peptit đã chết ngay sau 24 giờ.

Lý giải cho công dụng của nọc nhện, nhà nghiên cứu Glenn King (ĐH Queensland) cho biết: “Nhện độc thường giết chết con mồi nhờ các hợp chất có trong nọc của chúng với khả năng tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh, không giống với nọc rắn là chỉ tấn công hệ tim mạch.”

Qua hàng triệu năm tiến hóa, nọc nhện càng trở nên đặc biệt khi chỉ tấn công những kênh truyền dẫn ion nhất định mà không gây ra tác dụng phụ đối với các bộ phận khác. Ngoài ra, những loại thuốc chiết xuất từ nọc nhện cũng vẫn giữ được hiệu năng chính xác này.

Mặc dù phải mất một vài năm nữa để tìm ra cách đưa Hm1a vào trong cơ thể người, nhưng đây thực sự là một bước tiến đầy triển vọng trong việc chữa trị hội chứng Dravet ở trẻ em. Trước mắt, nhóm nghiên cứu kỳ vọng sẽ sớm phát triển được một loại thuốc mới từ Hm1a để hỗ trợ kiểm soát những đợt lên cơn.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha