Chuyên gia phân tích cơn co giật do sốt cao có gây ảnh hưởng đến não bộ?

Trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật khiến nhiều bậc phụ huynh hoảng sợ cho tay vào miệng trẻ vì sợ trẻ cắn vào lưỡi. Thậm chí, nhiều người nghĩ rằng co giật để lại biến chứng, bại não, động kinh nên cho con uống thuốc chống động kinh…Tuy nhiên đây có phải là cách xử lý hiệu quả?

Ngày đăng: 12-04-2018

1,266 lượt xem

Câu hỏi: Trẻ bị sốt cao co giật có gây ra những biến chứng bại não không?

Chuyên gia trả lời: Có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều khẳng định sốt cao co giật thông thường không gây bại não. Trừ những trẻ sốt cao co giật do các bệnh lý khác gây nên như: Viêm não, viêm màng não mà chúng ta bỏ sót trong chẩn đoán.

Tuy nhiên, khi theo dõi một em bé sốt cao co giật đơn thuần, không phải do các bệnh khác, thì các chuyên gia y tế gọi là lành tính, không gây ảnh hưởng hay biến chứng về sau này (động kinh, bại não…).

Những cơn co giật này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn từ 5 – 10 giây, có cháu vài chục giây tự dưng sẽ khỏi, hết co giật trẻ lại trở lại trạng thái bình thường, không để lại di chứng cho não.

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C thì hầu như không gây hại gì cho em bé. Nhưng nếu trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên thì có thể gây co giật cho trẻ phải sử dụng thuốc hạ sốt.

Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trẻ bị sốt cao co giật

Câu hỏi: Đối với những trẻ bị sốt co giật thì các bậc phụ huynh nên xử trí như thế nào?

Chuyên gia trả lời: Khi trẻ bị co giật, thì việc đầu tiên là các bậc phụ huynh cần hết sức bình tĩnh. Thông thường triệu chứng co giật ở trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không ai có thể đoán trước được.

Ngay khi thấy trẻ co giật cần đặt trẻ nằm nghiêng, các dịch ở mũi, ở họng chảy theo đường miệng ra ngoài để thông đường thở cho trẻ. Tránh để các dịch chảy ngược vào phổi, gây tắc thở rất nguy hiểm.

Thường trẻ chỉ co giật vài chục giây là có thể trở lại trạng thái bình thường và tự hết và khóc. Tuyệt đối, khi trẻ co giật, các bậc phụ huynh không cho ngón tay hay thìa,…vào miệng của trẻ. Đợi trẻ hết cơn co giật, thì các bậc phụ huynh có thể lấy khăn mềm để vào miệng trẻ, tránh không để trẻ cắn vào lưỡi. Tuyệt đối không đút ngón tay vào vì trẻ có thể cắn tay.

Và trong nhiều trường hợp trẻ bị co giật, những người xung quanh vội vàng quây kín lại càng khiến cháu bé thiếu oxy để thở. Trong trường hợp này, mọi người không nên tò mò tập trung quá đông mà để cháu bé được thoáng. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng có thể nới rộng quần áo, tã nót,…cho trẻ dễ thở hơn.

Một lúc sau nếu trẻ khóc, đo nhiệt độ trên 38,5 độ C, trẻ tỉnh thì cho trẻ uống hạ sốt. Nếu trẻ không tỉnh, hay việc uống thuốc gặp khó khăn, thì dùng viên hạ sốt đặt vào hậu môn trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện. Việc đưa đến bệnh viện, chủ yếu là để bác sĩ khám và tầm soát xem trẻ có mắc các bệnh khác hay không.

Cần có biện pháp hạ sốt cho trẻ ngay khi trẻ sốt cao trên 38 độ C

Câu hỏi: Hiện nay khi bị sốt cao trên 38,5 độ C thì các bậc phụ huynh có thể sử dụng loại thuốc nào để hạ sốt cho con?

Chuyên gia trả lời: Các thầy thuốc đều ra một khuyến cáo, đó là khi đo ở nách trẻ 38,5 độ C trở lên thì nên sử dụng thuốc hạ sốt. Trong đó có 2 loại thuốc đã sử dụng là Paracetamol và Inbuprofen. Hai loại thuốc này đều lành đối với cơ thể trẻ. Tuy nhiên việc dùng thuốc này phải tùy thuộc vào từng trường hợp trẻ cụ thể.

Nếu đối với những trẻ từ bé chưa trùng bị bệnh gì thì chúng ta có thể sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trên để hạ sốt. Tuy nhiên, đối với thuốc Inbuprofen không được dùng đối với trường hợp nghi bị sốt xuất huyết, vì nó có thể làm giảm tiểu cầu và tăng xuất huyết của trẻ nhỏ lên.

Trước đây, các bậc phụ huynh hay sử dụng phương pháp chườm lạnh, chườm nóng, bôi dầu vào nách, bẹn,…cho em bé để hạ sốt là không cần thiết. Vì những phương pháp dân gian này không giúp ích cho trẻ trong việc hạ sốt mà còn khiến cho trẻ càng cảm thấy khó chịu thêm.

Đối với những trẻ sau 3 ngày, nếu uống thuốc hạ sốt không giảm thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, để được các bác sĩ thăm khám cho trẻ. Đáng lưu ý, đối với những trẻ sốt lại có thêm những triệu chứng bệnh khác như: Tiêu chảy, ho, khó thở, mệt mỏi, lử đử… thì phải đưa trẻ đi khám ngay.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha