Trẻ em bị động kinh thường có biểu hiện sợ những gì?

Khi mắc động kinh, trẻ em bị mắc nhiều hội chứng khác, trong đó phải kể đến các rối loạn về tâm lý, tỏ vẻ sợ sệt và không mạnh dạn như bao trẻ bình thường khác.

Ngày đăng: 25-03-2021

1,051 lượt xem

Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em bị động kinh

Trong tổng số bệnh nhân mắc động kinh là trẻ em, có đến 20% trẻ mắc các hội chứng về rối loạn tâm thần có thể chẩn đoán. Các rối loạn này sẽ làm trẻ trở nên phóng đại cảm xúc, hành vi, dễ sợ hãi, dễ nóng giận hoặc dễ buồn bã.

Khi các cơn co giật động kinh xuất hiện liên tục khó kiểm soát, hệ thống thần kinh trung ương, não bộ và cả tâm thần, tâm lý của trẻ em dường như bị tác động nghiêm trọng. Hệ lụy là trẻ em mắc động kinh thường có các biểu hiện rối loạn tâm lý, cảm xúc thái quá hoặc bất cần, trầm cảm hay tự kỷ rất nguy hiểm.

Trong đó, các rối loạn tâm lý ở trẻ động kinh sẽ được chia thành các nhóm riêng biệt sau đây:

- Rối loạn lo âu;

- Rối loạn liên quan đến căng thẳng;

- Rối loạn khí sắc;

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế;

Rối loạn lo âu ở trẻ em bị động kinh

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em bị động kinh gây ra rối loạn lo âu hay bệnh nhi mắc rối loạn lo âu thường có biểu hiện sợ hãi, lo lắng, kinh hãi quá độ, suy giảm tinh thần, stress, căng thẳng… Những vấn đề này làm tổn hại nhiều đến cảm xúc thường ngày, không mang đến cho trẻ cuộc sống trọn vẹn, ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập, phát triển trí tuệ, tư duy.

Theo đó, trẻ em bị động kinh thường có biểu hiện sợ những điều sau đây:

- Không muốn rời xa bố mẹ, chỉ cách xa một tí là la toáng, òa khóc dữ dội, chỉ muốn ở cạnh kế bên bố mẹ 24/24.

- Sợ phải tiếp xúc với người lạ, không thích hòa vào đám đông, sợ chốn đông người;

- Luôn lo sợ về bóng tối, ảo giác, suy tưởng về ma quỷ, quái vật xung quanh, trường hợp này thường diễn ra ở trẻ nhỏ từ 3 – 4 tuổi;

- Sợ côn trùng, bọ, nhện, các vật nhỏ, động vật.

- Nhút nhát đến bất thường, không có khả năng sinh tồn khi ở một mình, không có bố mẹ người thân;

- Đối với trẻ vị thành niên mắc động kinh, chứng sợ hãi sẽ nghiêm trọng hơn, chúng sợ chết, sợ bị thương và luôn nghĩ ra viễn cảnh thương tích;

- Điểm chung là thích trốn tránh, nép mình vào nơi bản thân cho là an toàn nhất;

Trẻ mắc bệnh động kinh thường sợ hãi nhiều thứ

Ở một số trường hợp khi mà trẻ em bị động kinh mắc hội chứng rối loạn lo âu, sợ hãi có nguy cơ mắc tự kỷ và trầm cảm, biểu hiện sợ hãi còn là:

-  Sợ khoảng trống

- Rối loạn lo âu lan tỏa

- Rối loạn hoảng sợ

- Rối loạn lo âu chia ly

- Rối loạn lo âu xã hội

- Ám ảnh sợ đặc hiệu

Nguyên nhân

Áp lực bệnh tật chính là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tính lo âu, sợ sệt trong trẻ em bị động kinh. Bởi vì các cơn co giật làm trẻ cảm thấy bản thân quá khác biệt, có cảm giác bạn bè, người thân xa lánh nên sợ đám đông và chỉ thích ở một mình.

Bên cạnh đó, trong trường hợp gia đình, bố mẹ tạo nên sức ép, lơ là trong việc chăm sóc hay thường xuyên la mắng cũng là nguyên do khiến trẻ em bị động kinh dễ bị rối loạn tâm lý hơn nữa.

Các nghiên cứu cho thấy, trong số các ca điều trị rối loạn lo âu thành công, có khoảng 30% có sự góp mặt phối hợp của gia đình, bố mẹ trẻ mắc động kinh.

Đặc biệt, khi tái phát các cơn động kinh thường xuyên, não bộ thường bị kích thích mạnh bởi xung điện nên việc ảnh hưởng đến tâm lý, tâm thần là điều hiển nhiên. Do đó, nhất định phải phát hiện sớm động kinh ở trẻ em để điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa hệ lụy của căn bệnh mãn tính này gây ra.

Triệu chứng và dấu hiệu chứng sợ hãi quá mức ở trẻ em bị động kinh

Nếu con có các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây kèm theo kết quả chẩn đoán động kinh, hãy sử dụng các phương pháp bổ trợ nhằm phục hồi tâm lý nhanh nhất cho trẻ.

- Không muốn đi học, từ chối tham gia các hoạt động ngoại khó, không lui đến nơi đông người;

- Có biểu hiện ám ảnh trường học;

- Một số trẻ từ 10 tuổi trở lên đã biết cách tự mô tả cơn sợ hãi của mình, số “đối tượng” làm trẻ phát hoảng dài vô kể, những điều đơn giản cũng làm chúng sợ hãi quá mức;

- Phàn nàn về tất cả mọi việc;

Làm thế nào để giảm lo âu, sợ hãi ở trẻ em bị động kinh?

Ngoài việc sử dụng thuốc kháng co giật, trẻ em bị động kinh có biểu hiện sợ hãi rối loạn tâm lý cần được áp dụng một số phương pháp dưới đây:

- Liệu pháp hành vi: Đây là một liệu pháp kích thích trí não, giảm thiểu áp lực cho tâm lý, nhờ đó, trẻ sẽ kiểm soát tốt hành vi, không sợ hãi quá mức trước những điều đơn giản.

- Hỗ trợ tâm lý từ bố mẹ, bạn bè và gia đình: Trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều người hơn, giải tỏa cảm giác sợ đám đông, sợ giao tiếp;

- Thuốc giảm lo âu;

Theo các chuyên gia, để sớm giúp trẻ em mắc động kinh thoát khỏi chứng rối loạn lo âu, bác sĩ, người nhà cần phối hợp cùng nhau. Đặc biệt, kết hợp sử dụng thuốc với các liệu trình phục hồi tâm lý sẽ mang đến kết quả như mong đợi.

Nên cho trẻ mắc bệnh động kinh hòa nhập cùng bạn bè

Những điều cần biết thêm về động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh là gì?

Theo nghiên cứu y khoa, động kinh là bệnh mãn tính với quá trình điều trị dài, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đòi hỏi sự kiên trì từ phía người bệnh, gia đình. Động kinh là tên gọi của tình trạng tổn thương não bộ làm rối loạn hệ thống thần kinh trung ương gây ra biểu hiện là co giật, cơ cứng toàn thân. Biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất ở động kinh chính là co giật mạnh toàn cơ thể.

Các cơn co giật này xuất hiện vì trong não bộ đột ngột phát ra các xung điện kích thích hoạt động não, gây ra bất thường trong chuyển hóa hệ thần kinh trung ương.

Về nguyên nhân, động kinh bắt nguồn từ rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về não bộ hoặc các chấn thương do tai nạn, ở trẻ em có thể bởi những yếu tố sau đây:

- Yếu tố di truyền: Tỉ lệ di truyền từ bố mẹ bị động kinh sang trẻ sơ sinh là từ 2 – 5%. Đối với người thân, tỉ lệ này rơi vào khoảng 1 – 2%.

- Chấn thương sọ não: Nguyên nhân này được xem là phổ biến nhất ở người trưởng thành, nhưng ở trẻ em vẫn xuất hiện. Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, não bộ của trẻ bị tổn thương do cơ thể mẹ bị nhiễm độc, té ngã, sốt cao…

- Những bệnh gây tổn thương não;

- Một số bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường;

- Chấn thương trước khi sinh hoặc trong quá trình sinh;

- Sốt cao co giật nhiều lần;

-Sử dụng thuốc trầm cảm, tự kỷ.

Các dạng động kinh phổ biến và dấu hiệu nhận biết

Động kinh được chia thành 2 nhóm phổ biến là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Hai dạng động kinh này có biểu hiện và triệu chứng lâm sàng rất riêng, khác nhau nên rất dễ phân biệt, cụ thể là:

Động kinh cục bộ

Nguyên nhân chính: Động kinh cục bộ xuất hiện do một bên bán cầu não hoặc một vùng não nhỏ bị tổn thương không mang tính hoàn toàn. Do đó, biểu hiện của động kinh cục bộ chỉ diễn ra ở một nhóm cơ nhỏ, một trong các chi, ngón tay, ngón chân, mí mắt, rộng nhất là trên một bên cơ thể.

Dấu hiệu của động kinh cục bộ là gì?

- Động kinh cục bộ đơn giản: Khi khởi phát các cơn động kinh cục bộ đơn giản, trẻ em có thể bị suy giảm một phần khứu giác, thị giác. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ sẽ bị co cứng ½ bên trái hoặc bên phải, có cảm giác choáng váng, chóng mặt, dạ dày khó chịu, buồn nôn… Một số trường hợp nhẹ hơn chỉ bị co giật nhẹ ở tay, chân, mép miệng hay mí mắt.

- Động kinh cục bộ phức tạp: Khi khởi phát cơn, đa phần người bệnh mắc động kinh cục bộ phức tạp dễ bị rối loạn nhận thức, hoặc mất đi một phần ý thức trong việc kiểm soát hành vi. Người bệnh có xu hướng nhìn chằm chằm vào một hướng, mắt đờ đẫn vô thức, đang rơi vào trạng thái mơ màng và lú lẫn.

Một số trong đó có các triệu chứng như xoa tay, xoay tay, quay đầu hay đi lại liên tục mà không có mục đích gì. Sau cơn động kinh cục bộ phức tạp, người bệnh thường ít khi nhớ toàn bộ diễn biến sự việc đã xảy ra.

Động kinh toàn thể

Nguyên nhân: Dạng động kinh này có mức độ ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể vì hai bên bán cầu não đều bị tổn thương cả, biểu hiện xuất hiện cũng dữ dội và mạnh mẽ hơn động kinh cục bộ.

Biểu hiện của động kinh toàn thể là gì?

Động kinh toàn thể có khá nhiều biểu hiện và triệu chứng lâm sàng khác nhau, trong số đó, co giật co cứng được xem là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Dấu hiệu của động kinh toàn thể bao gồm các dạng sau đây:

- Cơn co cứng và co giật toàn thể: Một cơn co cứng co giật toàn thân được chia thành 3 giai đoạn riêng biệt kéo dài toàn bộ trong 2 – 3 phút. Giai đoạn đầu là co cứng cơ thể, toàn thân cứng đờ, tăng trương lực làm người bệnh dễ té ngã, hô hấp ngày càng suy yếu, mắt trợn, mất ý thức.

Giai đoạn thứ hai, cơ thể bắt đầu co giật mạnh thành từng cơn, liên hồi theo nhịp làm người bệnh mất sức, sùi bọt mép, mắt vẫn trợn lớn. Giai đoạn ba, họ ngủ hoặc nằm ngất đi sau 1 đến vài giờ đồng hồ nhưng vẫn thức dậy với trạng thái mơ màng, lú lẫn, chưa hoàn toàn lấy lại được nhận thức.

- Cơn vắng ý thức: Đây là dấu hiệu của động kinh toàn bộ xảy ra nhiều nhất ở trẻ em từ 3 đến 15 tuổi mắc động kinh. Khi lên cơn vắng ý thức, toàn bộ cơ thể và thần kinh của bệnh nhân dường như dừng hoạt động, không phản ứng lại bất cứ yếu tố tác động nào dù là từ ngoài hay trong. Mắt họ nhìn mơ màng, vô hồn về một hướng, trẻ nhỏ thường tiểu hoặc đại tiện trong cơn. Cơn vắng ý thức chỉ kéo dài trong khoảng vài chục giây nên khá khó nhận biết nếu không quan sát trẻ kỹ càng.

- Hội chứng West: Dấu hiệu của động kinh này chủ yếu diễn ra ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi, khi chúng lớn lên, dấu hiệu này sẽ chuyển sang dạng khác như vắng ý thức hay co giật cơ. Khi khởi phát hội chứng west, cơ thể trẻ sơ sinh có các cơn co thắt nhẹ rất khó nhận biết.

Phương pháp điều trị động kinh phổ biến

Điều trị bệnh động kinh bằng nội khoa

Theo số liệu từ các chuyên gia đầu ngành, phần lớn hay hầu như mọi bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc động kinh đều phải sử dụng thuốc kháng co giật để điều trị bệnh cho thời gian sau đó. Ngay cả với bệnh nhân động kinh là trẻ em, thuốc kháng co giật cũng được xem là phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ sẽ phải áp dụng để điều trị bệnh.

Thuốc kháng co giật có thể được kết hợp nhiều loại hoặc mỗi người chỉ được sử dụng một loại, tất cả tùy thuộc vào kết quả, tình trạng bệnh và thể trạng ở mỗi người. Sử dụng thuốc trị động kinh dù ở người lớn hay trẻ em thì đều phải tuân thủ theo hướng dẫn, lời khuyên, phát đồ điều trị từ bác sĩ. Chỉ một hành động nhỏ làm sai hướng dẫn, tự ý thay đổi thuốc, thêm bớt liều lượng… cũng có thể làm co giật động kinh tái phát liên tục, mạnh mẽ và nguy hiểm hơn.

Một điều mà người mắc động kinh khi sử dụng thuốc kháng co giật hằng ngày đang lo lắng chính là tác dụng phụ. Loại thuốc này mang đến rất nhiều tác dụng phụ như chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn bã, lo âu, tăng giảm cân bất thường, rối loạn hay suy yếu chức năng gan thận… Vì vậy, để giảm thiểu tác dụng phụ, bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng cách, người bệnh động kinh còn cần phải có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Khi các cơn co giật động kinh không thể được ngăn chặn hoàn toàn bởi thuốc hoặc một số trường hợp kháng thuốc, bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật nào để phục hồi trạng thái bình thường cho hệ thần kinh trung ương.

Mặc dù vậy, phẫu thuật cắt bỏ vùng não bị tổn thương ẩn chứa rất nhiều rủi ro như mất nhận thức, lú lẫn, suy giảm chức năng điều khiển hoạt động, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi… Sở dĩ như vậy là bởi vì não bộ đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hoạt động trên toàn cơ thể.

Điều trị bệnh động kinh bằng đông y

Người bệnh động kinh có thể sử dụng các thuốc đông y chứa dược tính tốt cho trí não để bồi bổ, kích thích hoạt động bền vững của hệ thần kinh trung ương.

Các thảo dược tự nhiên như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển hay lá khổ qua rừng cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào ức chế được căng thẳng, xoa dịu và hạn chế xung điện xuất hiện. Vì vậy mà chống co giật động kinh rất tốt.

Bổ sung các loại thảo dược đông y tự nhiên cũng giúp điều hòa khí huyết, tốt cho chuyển hóa trong cơ thể.

Khi trẻ em bị động kinh có biểu hiện lo âu, sợ sệt bất thường, hãy kết hợp trị liệu tâm lý với các phương pháp chữa trị động kinh đang sử dụng, như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha