Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị bệnh động kinh thì có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường khó phân biệt hơn ở những độ tuổi khác do trẻ có nhiều hành động dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh.

Ngày đăng: 08-10-2017

2,072 lượt xem

Các dấu hiệu bị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

- Cơn co giật sơ sinh lành tính: Thường xảy ra vào khoảng ngày thứ 5 sau khi trẻ chào đời mà tỉ lệ mắc đa số là ở bé trai. Dấu hiệu điển hình của cơn co giật sơ sinh lành tính là những cơn giật cơ ở tay hoặc chân từ bên này cơ thể sang bên đối diện, kéo dài khoảng 30 giây, sau đó trẻ có thể ngủ gà. Cơn co giật sơ sinh lành tính ít khi phát triển thành bệnh động kinh, tuy nhiên ở một số trẻ sẽ bị chậm nói, chậm phát triển về tâm lý, dễ bị co giật khi sốt cao.

- Động kinh sơ sinh mang yếu tố gia đình: Xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi trẻ ra đời, với biểu hiện là các cơn giật cơ, ngừng thở khoảng từ 1-3 phút, tái diễn liên tục. Gần 20% trẻ mắc bệnh động kinh sơ sinh yếu tố gia đình có thể xuất hiện cơn động kinh thứ phát trước 2 tuổi và khi trưởng thành.

- Bệnh động kinh tiến triển nặng, không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh với biểu hiện là các cơn co cứng hoặc co giật toàn bộ cơ thể, kèm theo dấu hiệu thở gấp, tím tái, xảy ra nhiều lần trong ngày, kéo dài hàng tháng trời, việc dùng thuốc thường không có tác dụng. Đối với trẻ mắc dạng động kinh này khi trưởng thành sẽ có những cơn động kinh mới, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có nhiều biểu hiện đa dạng

- Chứng co thắt toàn thân: Biểu hiện lâm sàng của bệnh là các cơ của bé dường như co thắt đột ngột khiến đầu cúi gập xuống, hai tay hất lên, đầu gối cũng co lại và cơ thể uốn cong về phía trước. Sau đó, gần như ngay lập tức các cơ lại giãn ra, cơ thể bé lại trở về trạng thái bình thường. Hiện tượng này thường lặp lại khoảng 10 - 20 lần liên tục trong thời gian 2 – 3 phút và một ngày có thể có nhiều đợt co thắt như vậy xảy ra. 

Cần làm gì để điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Co giật ở trẻ nhỏ có rất nhiều nguyên nhân, từ lành tính sinh lý cho đến bệnh lý động kinh, tuy nhiên đó là thuật ngữ chung cho nên muốn chuẩn đoán chính xác cần phải làm thêm một số xét nghiệm như đo điện não đồ và chụp cộng hưởng từ MRI.

Để kiểm soát dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thì việc dùng thuốc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ. Mặc dù những loại thuốc chống động kinh đã rất phổ biến nhưng để biết liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc thì nên được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc điều trị các thuốc hóa dược, việc ứng dụng phương pháp đông y vào điều trị bệnh động kinh đang là cách được nhiều người quan tâm vì tác dụng an toàn và lâu dài. Nhưng hơn hết vẫn là sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh động kinh có thể gây ra ở trẻ sơ sinh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha