Khi tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ em có rất nhiều tin tức khiến cha mẹ hay bị nhiễu loạn thông tin. Vì vậy, việc tổng quan kiến thức thành một bài viết ngắn gọn, dễ hiểu, cung cấp đầy đủ hiểu biết về căn bệnh này rất quan trọng. Hãy dành ít phút tham khảo bài viết tổng hợp dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất về bệnh động kinh ở trẻ.
Ngày đăng: 06-01-2017
1,760 lượt xem
Bệnh động kinh là gì?
Chúng ta đã biết bộ não được tạo thành từ hàng triệu tế bào thần kinh sử dụng các tín hiệu điện để điều khiển chức năng của cơ thể, các giác quan và suy nghĩ. Nếu các tín hiệu này bị gián đoạn thì chức năng của hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị rối loạn, dẫn đến những dấu hiệu của bệnh động kinh như co giật, ngất xỉu, không kiểm soát được hành vi...
Đối với trẻ em, hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên chỉ cần tổn thương hoặc bị tác động sẽ rất dễ xuất hiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp co giật đều là bệnh động kinh. Đôi khi, động kinh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như sốt co giật hoặc bất tỉnh tụt canxi, đường huyết.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
Nguyên nhân bệnh động kinh
Theo thống kê, có hơn một nữa trường hợp ca bệnh động kinh ở trẻ em không xác định được nguyên nhân, số còn lại được chuẩn đoán do những lí do sau gây nên bệnh:
►Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh động kinh thì tỉ lệ sinh con ra mắc căn bệnh này rất cao.
► Yếu tố bẩm sinh: Thai nhi mắc di tật về não bộ, thần kinh khi còn trong bụng mẹ hoặc do bị chấn thương khi sinh gây nên
►Nguyên nhân khách quan khác: Trẻ bị các bệnh như viêm màng não, u não, trẻ bị ngã, bị vật cứng làm tổn thương não bộ cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh động kinh ở trẻ em.
Viêm màng não mũ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em
Triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ
Bệnh động kinh ở trẻ có rất nhiều triệu chứng đa dạng, tuy nhiên có thể khái quát thành 3 dạng cơ bản sau:
-Triệu chứng động kinh toàn thân: Trẻ đang bình thường bỗng nhiên ngã xuống đất, chân tay cứng lại, da tím tái, mắt trợn ngược, toàn thân rung theo cơn co giật. Nhiều trẻ bị méo miệng, tiểu tiện không kiểm soát. Sau 2-5 phút cơn động kinh sẽ chấm dứt, người trẻ mềm ra, thường ngất đi một lúc rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ vừa xảy ra chuyện gì.
-Triệu chứng động kinh cục bộ: Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng....Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai.
- Động kinh vắng ý thức tạm thời: Trẻ đang hoạt động mà đột nhiên dừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào khoảng không gian, có thể xuất hiện dấu hiệu mấp máy môi hoặc nháy mắt trong khoảng vài phút
Điều trị và chuẩn đoán bệnh động kinh
Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em thông qua mô tả triệu chứng từ gia đình cùng với việc làm một số xét nghiệm không thể thiết là đo điện não đồ(EEG) và chụp cộng hưởng từ MRI.
Nên cho trẻ đi khám ngay để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ em
Cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế hoặc phòng khám đông y ngay nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường có liên quan đến bệnh động kinh.
Có 2 phương pháp chính để điều trị dứt điểm bệnh động kinh ở trẻ em là điều trị nội khoa bằng thuốc chống động kinh, bao gồm đông y hoặc tây y tùy vào cơ địa của trẻ và điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật loại bỏ khu vực não bị tổn thương. Bên cạnh đó, có thêt áp dụng chế độ ăn ketogenic giàu chất béo đối với trẻ kháng thuốc động kinh.
Trên đây là tổng hợp một số kiến thức cơ bản dành cho bậc phụ huynh muốn tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ. Phần lớn các bé bị bệnh động kinh cũng có những ước mơ và hy vọng, vì vậy cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con được phát triển bình thường giống như bao bạn nhỏ khác.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn