Bật mí các thực đơn hỗ trợ điều trị động kinh cho trẻ

Điều trị động kinh cho trẻ ngoài việc dùng thuốc uống, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị động kinh cho trẻ mà cha mẹ nên biết.

Ngày đăng: 01-12-2022

604 lượt xem

1. Các thực đơn hỗ trợ điều trị động kinh cho trẻ

Những món ăn dân gian hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ hiệu quả

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều món ăn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ hiệu quả. Cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày cho trẻ như sau:

- Món cháo lươn:

Lươn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chứa nhiều DHA và lutein có lợi cho não bộ của trẻ. Do đó, đối với trẻ mắc bệnh động kinh, cha mẹ nên bổ sung thêm lươn vào thực đơn hàng ngày.

Trong đó phổ biến nhất là dùng lươn nấu cháo cho trẻ ăn sáng hoặc ăn bữa phụ đều rất tốt. Cách chế biến đơn giản, chỉ cần làm sạch 1-2 con lươn, luộc sơ để gỡ xương,  rồi cho vào nồi nấu cùng 100gr gạo và 100gr đậu xanh cho nhừ, thêm gia vị vừa ăn là đã có ngay món cháo thơm ngon bổ dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ hiệu quả.  

Món cháo lươn rất tốt cho trẻ mắc bệnh động kinh

- Canh mướp hương cua đồng: 

Món canh này không chỉ giúp thanh mát cơ thể mà còn hỗ trợ chữa bệnh động kinh hiệu quả. Cách chế biến: Dùng 1 quả mướp hương cùng 100gr rau đay, 50gr thịt cua đồng, gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn vài lần/tuần.

- Món canh hoa thiên lý: 

Món ăn này hết sức đơn giản, dễ nấu. Không chỉ ngon miệng, thanh mát mà đây còn là món ăn hỗ trợ điều trị bệnh động kinh ở trẻ rất tốt. Cách nấu như sau: Dùng khoảng 300gr hoa thiên lý, nhặt rửa sạch để ráo nước;  150gr tôm bóc vỏ, bỏ đầu, lọc chỉ đen, rửa sạch để riêng. Dùng kéo cắt nhỏ tôm dạng hột lựu hoặc cho lên thớt băm rối. Ướp tôm với chút gia vị, hạt tiêu 15 phút cho ngấm.

Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm 1 củ hành khô bằm nhỏ, cho tôm vào đảo cho ngấm gia vị. Đổ nước vừa ăn vào rồi đun sôi khoảng 10 phút, cuối cùng cho hoa thiên lý vào nấu chín, thêm hành lá, múc ra chén và cho trẻ ăn cùng với cơm.

- Canh óc dê và cầu kì tử: có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh động kinh suy huyết, đau đầu, chóng mặt. Nguyên liệu cần có 1 bộ óc dê, cầu kì tử, gia vị vừa đủ. Cách nấu như sau: Cho óc dê và cầu kì tử vào nồi ninh nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi cho trẻ ăn hết trong 1 lần.

Nguyên liệu: óc dê 1 bộ, cầu kì tử 30g, xì dầu, mì chính, mỗi loại vừa đủ. Cách làm: cho nước, gia vị và hai vị trên, dùng lửa nhỏ để hầm đến khi chín, ăn hết trong 1 lần

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể tham khảo thêm những bài thuốc điều trị bệnh động kinh cho trẻ bằng đông y gia truyền có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe của trẻ mà hiệu quả lâu dài, chữa dứt điểm bệnh động kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

- Những thực phẩm chứa nhiều canxi vì khi trẻ mắc bệnh động kinh thường dễ dấn đến chứng tụt canxi. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: Tôm, cua, cá, lòng đỏ trứng, nấm, sữa bò,..

- Tăng cường thức ăn giàu protein như thịt nạc, gan động vật, sữa.. nhằm kích thích hệ thần kinh, có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh động kinh đặc biệt là chứng động kinh ở trẻ em.

- Trẻ bị động kinh nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi như rau dền, rau đay, mồng tơi, bưởi, cam, quýt, các loại hạt như gạo lức, bánh mì đen, Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B, C, K, ...sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa protein, đồng thời kích thích cho tế bào não hưng phấn.

Nên cho trẻ mắc bệnh động kinh ăn nhiều rau xanh

- Bổ sung vitamin E cho cơ thể giúp ngăn cản không cho độ thẩm thấu của tế bào não tăng cao, có tác dụng ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamine E như tảo biển, giá đỗ, các hạt nảy mầm, sò, hến, dầu vừng, dầu lạc, trứng gà...

2. Thực phẩm nào không tốt cho trẻ mắc bệnh động kinh?

- Muối: Khi chế biến thức ăn cho trẻ mắc bệnh động kinh, cha mẹ không nên nấu mặn vì độ mặn sẽ làm cho phụ tải tại não bị tăng lên, dẫn đến nguy cơ bệnh động kinh phát triển nặng hơn

- Chất kích thích như đồ uống có gas, đồ cay nóng là một trong những nguyên nhân khiến cơn động kinh xuất hiện nhiều hơn,

- Hạn chế thực phẩm Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen và một vài loại ngũ cốc khác đề làm mì ống, bánh mì, bột ngũ cốc, nước sốt đóng hộp, đồ ăn chay, vì chất này khiến cơn co giật nặng hơn và thường xuyên hơn,

- Hạn chế các sản phẩm từ đậu nành: Đậu nành cũng là một trong những chất có thể gây dị ứng và làm kích hoạt các cơn co giật tiềm ẩn. Giống như hầu hết các loại ngũ cốc, thì đậu nành cũng chứa lượng glutamine rất cao và có thể làm kích thích axit amin hóa học gây ảnh hưởng đến tế bào não. Chính vì vậy các thực phẩm từ đậu nành hay nước tương, đậu phụ, sữa bột trẻ em, ngũ cốc, súp đóng hộp, trộn salad, thịt chế biến, xúc xích, cá ngừ đóng hộp, bơ đậu phộng ít béo, sữa đậu nành, kem… là những thực phẩm nên hạn chế đối với trẻ mắc bệnh động kinh

- Nên giảm bớt lượng đường vì với những trẻ mắc bệnh động kinh nếu lạm dụng quá nhiều đường có thể làm kích thích hoạt động não, làm gia tăng những cơn co giật. Do vậy, theo các chuyên gia nếu như người động kinh xây dựng cho mình một chế độ ăn ít đường, nhiều chất béo thì có thể kiểm soát tốt các cơn co giật. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn kẹo, bánh quy, socola, kem, bánh nướng, ngũ cốc ăn sáng, nước ngọt, đồ uống có ga.

Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều Gluten khi mắc bệnh động kinh

Bên cạnh chế độ ăn uống thì cha mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc, tránh những căng thẳng, mệt mỏi không đáng có nhằm hạn chế cơn động kinh tái phát. Như vậy có thể thấy, việc xây dựng thực đơn cho trẻ mắc bệnh động kinh hết sức quan trọng. Không phải muốn cho trẻ ăn gì cũng tốt mà nên tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý phối hợp cùng thuốc thì mới đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

3. Các phương pháp ngăn ngừa động kinh cho trẻ

Để ngăn ngừa động kinh xảy ra ở trẻ, các bậc phụ huynh nhất là phụ nữ khi mang thai cần chú ý những vấn đề sau:

- Cần thực hiện khám thai định kì để giúp phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương đến não của trẻ.

- Không được tự ý sử dụng các loại thuốc uống khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ.

- Bổ sung lượng vừa đủ các thực phẩm và thuốc uống có cung cấp Acid Folic trong quá trình mang thai để tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.

- Cần theo dõi và chăm sóc cẩn thận khi trẻ bị sốt cao.

- Đối với những trẻ trong độ tuổi hiếu động nên hướng dẫn và có các biện pháp ngăn ngừa tránh để trẻ té ngã, va đập đầu xuống nền cứng.

- Đối với các cơ sở y tế ở các tuyến như: xã, huyện, tỉnh việc nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị tổn thương não gây ra bệnh động kinh.

Khám thai kì đầy đủ để phát hiện dị tật ở thai nhi

4. Điều trị động kinh cho trẻ bằng bài thuốc Đông y an toàn và hiệu quả

Các loại thuốc tây y chữa động kinh đã được sử dụng từ rất lâu và không thể phủ nhận công dụng của chúng trong việc kiểm soát cơn động kinh. Tuy nhiên, có rất nhiều tác dụng phụ xảy ra song song với việc cho trẻ uống thuốc tây lâu dài như tăng động quá mức, viêm gan, giảm bạch cầu…khiến cha mẹ rất lo lắng.

Để giải quyết bài toán khó là tìm ra cách vừa chữa khỏi bệnh mà vẫn an toàn cho sức khỏe của trẻ thì những thuốc đông y điều trị bệnh động kinh ở trẻ từ dân gian như cứu tinh cho nhiều phụ huynh. Có thể kể đến cây thuốc nam nổi tiếng trong Y học cổ truyền có tác dụng trấn kinh, ngắt cơn động kinh là cây câu đằng và đẳng sâm .

Cây câu đằng còn có tên gọi khác là thuần câu câu, gai móc câu.  Câu đằng là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Lịch sử y học Trung Quốc, Câu đằng đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh. Cây câu đằng ở nước ta hiện nay vẫn chưa được trồng mà chủ yếu là thu hái từ thiên nhiên. Chúng thường mọc hoang ở các vùng đồi núi của các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hoà Bình, Lào Cai, Sơn La.

Câu đằng rất tốt trong điều trị bệnh động kinh

Bộ phận dùng làm thuốc là phần mẩu thân có gai như cái móc câu. Cây được thu hái quanh năm trên các sơn đồi, nhưng vụ thu nhiều nhất là vào tháng 7, tháng 8 vì thời điểm này các bộ phận gai của cây đã già ( chuyển màu nâu) đủ tiêu chuẩn để thu hái làm thuốc. Người ta chặt các cành có gai, sau đó cắt lấy phần đốt có gai móc câu rồi đem phơi khô làm thuốc

Khoa học nghiên cứu trong câu đằng có chứa alcaloid và Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh, bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già, điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, điều trị bệnh cao huyết áp và câu đằng rất hiệu quả trong chữa trị bệnh động kinh ở trẻ.

Đối với vị thuốc đông y điều trị bệnh động kinh ở trẻ từ cây câu đằng, cha mẹ nên dùng 6-15g rồi sắc cho trẻ uống hàng ngày. Lưu ý không nên sắc lâu, khi thuốc sôi khoảng 20 phút là dùng được vì đun lâu sẽ làm giảm dược tính của thuốc.

Tuy nhiên, động kinh là căn bệnh không dễ điều trị và không phải trẻ nào cũng đáp ứng tốt với thuốc. Vậy nên, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn biện pháp chữa bệnh lâu dài cho trẻ.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha