Thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh nhân động kinh

Đối với bệnh nhân mắc bệnh động kinh sau khi được khám và điều trị nội trú một thời gian sẽ chuyển sang điều trị ngoại trú.

Ngày đăng: 20-10-2017

1,355 lượt xem

Thuốc điều trị bệnh động kinh phổ biến

Trong điều trị bệnh động kinh carbamazepin dùng trong các trường hợp động kinh cục bộ có triệu chứng phức tạp (động kinh tâm thần vận động và động kinh thùy thái dương). 

Thuốc điều trị động kinh thường gây ra nhiều tác dụng phụ

Động kinh loại này tỏ ra đáp ứng tốt với thuốc hơn các loại động kinh khác; Ðộng kinh lớn (co giật cứng toàn bộ); Các kiểu động kinh hỗn hợp gồm các loại trên, hoặc các loại động kinh cục bộ hoặc toàn bộ khác. Cơn vắng ý thức (động kinh nhỏ) không đáp ứng với carbamazepin

Phenobarbital: Là một trong những thuốc chống co giật lâu đời nhất. Thuốc kiểm soát được sự lan truyền của cơn co giật và nâng được ngưỡng kích thích gây co giật. Không ngừng thuốc đột ngột để tránh xuất hiện trạng thái động kinh liên tục.

Phenytoin (Dilantin): Ngoài việc sử dụng nó như là một thuốc chống co giật hàng ngày, phenytoin (Dylantin) thường được tiêm tĩnh mạch trong phòng cấp cứu để ngăn chặn một cơn động kinh liên tục. Phenytoin có tác dụng chống cơn động kinh nhưng không gây ức chế toàn bộ hệ thần kinh trung ương.

Valproic acid (Depakene, Depakote): Có hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại động kinh, rất ít tác dụng an thần,

Những tác dụng phụ thường thấy của thuốc tây điều trị bệnh động kinh:

Trên hệ tiêu hóa người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, kích ứng trực tràng nếu dùng thuốc đặt trực tràng và ở da có hiện tượng nổi ban và ngứa, thoát dịch dưới da. Mắt thấy khó điều tiết, nhìn một thành hai...

Đây là danh mục những tác dụng phụ thường gặp. Vì vậy, người bệnh gặp một trong các triệu chứng trên hoặc thấy bất thường (không có trong danh mục này), cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.

Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều dùng thường tự hết trong một vài ngày hoặc sau khi tạm thời giảm liều. Khi bị các tác dụng không mong muốn nặng như phát ban đỏ toàn thân, phản ứng quá mẫn, có thể cần phải ngừng điều trị.

Khi nào có thể ngừng điều trị?

Động kinh là một trạng thái bệnh lý kéo dài và có thể mạn tính tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đặc biệt là các tổn thương ở não hoặc là một ổ động kinh hoặc là do ngưỡng co giật ở não bị hạ thấp.Vì vậy, cần phải điều trị động kinh một cách lâu dài và kiên trì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, hoàn cảnh cho phép đặt vấn đề ngừng điều trị động kinh. 

Việc tạm dừng điều trị bệnh động kinh phải do bác sĩ chỉ định

Ví dụ: Một số thể lâm sàng có thể ngừng điều trị như động kinh có cơn kịch phát ở vùng đỉnh, động kinh cơn nhỏ ở trẻ em, động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở trẻ em (chỉ xảy ra 2-3 lần một năm), động kinh toàn bộ nguyên phát dạng cơn lớn ở tuổi thiếu niên, động kinh sau chấn thương không tiến triển và không nặng lắm...

Việc ngừng điều trị này phải do thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc và quyết định. Nói chung sau 3-4 năm với phương thức điều trị đều đặn mà không thấy cơn động kinh tái phát thì có thể ngừng điều trị đối với các thể nói trên. Tiến hành ngừng điều trị bằng cách giảm dần liều điều trị trong thời gian kéo dài hàng tháng, mặt khác tiếp tục theo dõi điện não đồ và nội khoa nói chung.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha