7 đặc điểm cần ghi nhớ đối với bệnh động kinh ở tuổi nhũ nhi

Tuổi nhũ nhi là trẻ đang được nuôi bằng sữa mẹ, giai đoạn này não trẻ đang phát triển nên biểu hiện của bệnh động kinh cũng đa dạng và khó điều trị.

Ngày đăng: 11-08-2018

1,078 lượt xem

1. Đặc điểm của động kinh ở trẻ nhũ nhi

- Động kinh ở trẻ nhũ nhi với chuyển dạng co giật cục bộ: gặp ít, là bệnh não khó trị, không rõ căn nguyên. Khởi bệnh trước 7 tháng tuổi, co giật cục bộ vận động thay đổi ở các vị trí khác nhau và toàn thể hóa.

Theo thời gian co giật ngày càng tăng, thành từng chuỗi co giật, hầu như liên tục. Lâm sàng cơn co giật: cơn bắt đầu quay mắt, quay đầu sang bên, rung giật mắt sang ngang, giật nhãn cầu, rung giật cục bộ, động tác nhai mồm, rối loạn thần kinh thực vật, tím, cơn ngừng thở ngắn, hiếm co giật cơ, cơn co thắt hầu như loại trừ.

Cơn co giật kéo dài vài phút hoặc rất nhanh không kịp nhận biết, có thể giật thành chuỗi nhiều lần trong ngày, vài ngày trong một tuần.

Bệnh động kinh ở trẻ nhũ nhi có triệu chứng khá phức tạp

2. Điện não đồ

- Thường thấy sóng chậm toàn bộ sau cơn và tồn tại vài ngày.

- Có thể thấy ổ sóng chậm khu trú hoặc mất cân xứng sau cơn (đối với thể co giật cục bộ) hoặc thiên về một bên.

- Nếu có nhịp theta tần số 4-7 chu kỳ/ giây, nhất là lại có kết hợp với các nhọn – sóng thì khả năng tái phát còn rất cao.

3. Tiến triển

Cơn kéo dài trên 15-30 phút hoặc tái diễn nhiều lần trong vòng 24 giờ, có thể gây:

- Thương tổn não, đặc biệt ở thùy thái dương, xơ hóa hồi hải mã.

- Ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý vận động.

4. Nguyên nhân

- Do nhiễm virus đường hô hấp trên.

- Do ngạt khi sinh hoặc tổn thương não

- Có tiền sử gia đình: khoảng 10% các trường hợp.

- Một số trường hợp chưa thể xác định nguyên nhân

5. Chẩn đoán phân biệt

- Co giật do sốt cao với bệnh động kinh ở trẻ nhũ nhi: trong động kinh, các cơn tiếp diễn không có sốt.

- Cơn động kinh toàn bộ tiên phát xảy ra khi có sốt do nhiễm khuẩn.

- Co giật do: ngộ độc thuốc, viêm não, viêm màng não.

Dùng thuốc tây điều trị động kinh dễ gây ra dị ứng ở trẻ nhũ nhi

6. Dự phòng và điều trị

-  Theo dõi lâu dài các trường hợp co giật do sốt cao và kiểm tra định kỳ.

- Trường hợp có biến chứng sau cơn cần điều trị kháng sinh.

7. Một số dạng đông kinh phổ biến ở tuổi nhũ nhi

- Co giật sơ sinh lành tính xuất hiện vào ngày thứ năm sau khi trẻ ra đời, trên lâm sàng biểu hiện các cơn run giật cơ, không bao giờ dưới dạng tăng trương lực cơ, thường xuất hiện giật bàn chân, run chân, giật tay, cơn có khuynh hướng lan tỏa từ nửa  thân một bên sang bên đối diện, kéo dài 20-30 giây.

- Hội chứng Ohtahara có đặc điểm xuất hiện rất sớm với cơn co thắt tăng trương lực cơ và co giật cục bộ và hiếm co giật cơ chuyển dạng.

Nhìn chung, bệnh động kinh ở trẻ nhũ nhi là nhóm bệnh rối loạn não rất đa dạng xuất hiện ở giai đoạn não đang phát triển cho nên điều trị rất khó khăn, kháng thuốc và suy thoái sự phát triển tinh thần vận động, hành vi chiếm tỷ lệ cao. Cha mẹ nên quan sát kỹ các triệu chứng và tìm ra biện pháp điều trị hợp lý nhất.

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha