Hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em có thật sự đáng sợ?

Đối với nhiều người, khi chứng kiến hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em điển hình là cơn co giật, trợn mắt, sùi bọt mép thì cảm giác chung đều là sợ hãi. Chính vì lí do đó mà trẻ mắc bệnh thường bị kì thị, xa lánh. Vậy trên thực tế, bệnh động kinh ở trẻ em có thật sự đáng sợ và có gây nguy hiểm gì cho người xung quanh hay không?

Ngày đăng: 08-01-2017

2,071 lượt xem

Những hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em điển hình

Hiện tượng động kinh toàn thân: Khi mới phát bệnh, trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược và không thở được khoảng 30 giây sau đó trở lại bình thường. Biểu hiện tiếp theo của thể động kinh toàn thân là trẻ sẽ bị co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút.

Giai đoạn cuối của động kinh toàn thân ở trẻ là biểu hiện toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút, sau đó trẻ tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em dạng cục bộ: Là thể động kinh có những cơn chỉ xảy ra ở một phần cơ thể. Thông thường là cơn động kinh ở nửa bên thân hoặc trái hoặc phải. Người bệnh cũng có những hiện tượng co giật, nhưng chỉ co giật ở một nửa bên thân, còn bên kia bình thường. Trong thể động kinh cục bộ này, thông thường người bệnh không ngất, không mê, trong khi một nửa thân co giật, họ vẫn tỉnh vẫn biết. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp cơn động kinh cục bộ lan tỏa dần thành cơn động kinh toàn thân, và lúc đó triệu chứng hoàn toàn giống với cơn động kinh toàn thân.

Hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em 

Hiện tượng động kinh vắng ý thức tạm thời: Trẻ đột ngột dừng mọi hành động đang làm, nhìn chằm chằm về một hướng, không ý thức được xung quanh trong vòng vài chục giây, mỗi ngày có hằng trăm cơn vắng ý thức có thể xảy ra ở trẻ.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Những lưu ý cha mẹ luôn ghi nhớ khi con mình có hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em

- Không nên tập trung quá đông xung quanh trẻ khi trẻ lên cơn động kinh  mà nên để môi trường thông thoáng cho trẻ dễ thở.

- Không nên kìm chặt hoặc đè ép trẻ trong cơn co giật, không làm theo những cách dân gian như nặn chanh vào miệng trẻ, chích máu ở đầu ngón tay hay cho trẻ uống thuốc vì dễ gây ngạt thở.

- Không nên cho trẻ di chuyển ngay sau khi tỉnh dậy mà tốt nhất là để trẻ nằm nghỉ ngơi.

Trong trường hợp trẻ bị co giật kéo dài quá 5 phút, nhiều cơn động kinh tái diễn trong thời gian ngắn, hoặc trẻ không tỉnh lại sau cơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Tuyệt đối ko cho trẻ leo trèo nếu trẻ có hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em

Tuyệt đối ko cho trẻ leo trèo nếu trẻ có hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em

- Khi cho trẻ ra ngoài: Luôn đội mũ bảo hiểm nếu trẻ tham gia giao thông, đạp xe hoặc chơi ở sân bê tông. Luôn cho trẻ mặc áo phao và ở bên trẻ lúc trẻ đi bơi. Không cho trẻ tham gia trò chơi cần độ cao và tốc độ vì dê gây xuất hiện cơn động kinh.

- Khi trẻ đến trường: Mang theo thuốc và nhờ thầy cô, y sĩ ở trường cho trẻ uống và xử lí tình huống nếu trẻ lên cơn động kinh tại lớp học,  đồng thời để thầy cô tuyên truyền bạn bè của trẻ không nên xa lánh khiến trẻ cô độc.

- Khi trẻ ở nhà: Không nên để trẻ chơi ở bếp nấu, hạn chế dùng đồ vật có cạnh nhọn trong nhà. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tắm cho trẻ, nếu trẻ lớn hơn thì nên ở ngay bên ngoài khi trẻ tắm đề phòng bất trắc.
Như vậy, hiện tượng bệnh động kinh ở trẻ em không thật sự đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, vì ngoài cơn rẻ sẽ học tập, vui chơi như bao đứa trẻ khác. Do đó, người thân và bạn bè không nên có suy nghĩ, thái độ coi thường, xa lánh trẻ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH 

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha