5 yếu tố tác động đến đời sống hôn nhân của người bệnh động kinh

Mặc dù người mắc bệnh động kinh đều vẫn có khả năng lập gia đình và sinh con khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên, mọi thứ đối với họ sẽ không được suôn sẻ như với người bình thường trong đời sống hôn nhân. Trong đó, 5 yếu tố sau có nhiều tác động nhất đối với người bệnh.

Ngày đăng: 27-03-2017

1,823 lượt xem

1. Khả năng sinh sản của người bị bệnh động kinh

Người bị bệnh động kinh vẫn có thể mang thai và sinh con như người bình thường. Đó là điều chắc chắn, tuy nhiên, vấn có một số yếu tố tác động như: Chất lượng tinh trùng ở nam giới yếu hơn, phụ nữ hay bị rối loạn kinh nguyệt hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang, từ đó, khả năng mang thai sẽ khó khăn, có nguy cơ bị hiếm muộn.

Chính vì vậy, muốn bệnh động kinh không ảnh hưởng đến thiên chức làm cha mẹ thì tốt nhất là bạn nên điều trị dứt điểm căn bệnh này để hạn chế ảnh hưởng không đáng có xảy ra.

Nguy cơ bị hiếm muộn ở những người mắc bệnh động kinh

2. Chuyện tình dục của người bệnh động kinh

Tình trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm kéo dài ở nam giới gây ra rối loạn cương dương, giảm nhu cầu tình dục. Nữ giới thường lão hóa sớm, kinh nguyệt không đều. Những yếu tố này có thể làm giảm khả năng  tình dục ở nam và nữ giới bị bệnh động kinh.

3. Tính di truyền bệnh động kinh sang thế hệ sau

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa yếu tố di truyền và một số dạng của bệnh động kinh. Đột biến ở một số gen nhất định đã được xác định là nguyên nhân gây dị tật cho não có thể dẫn đến bệnh động kinh.

Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh động kinh, nguy cơ xuất hiện bệnh ở con cái họ dưới chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh động kinh thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn con số này một chút.

4. Biến chứng thai kì với phụ nữ mang thai

Cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm trong thai kì khi mắc bệnh động kinh

- Biến chứng khi lên cơn co giật như ngã, cắn lưỡi, xuất huyết, sẩy thai…

- Khả năng cơn co giật xảy ra thường xuyên thường kéo dài cho đến lúc sinh nở. 

- Chảy máu âm đạo.

- Tiền sản giật (biểu hiện rõ nhất là sự kết hợp của huyết áp cao và sự hiện diện của protein trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ).

- Bong rau, dễ bị ngộ độc thai nghén, thiếu máu, tăng huyết áp, nguy cơ đẻ non cao.

Do vậy, trước khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ bị bệnh động kinh nên đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời nhất. Thông thường bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân ngừng uống thuốc tối thiểu 6 tháng nếu muốn có thai

Nếu người bị động kinh mang thai, bác sĩ sẽ giúp kiểm tra các cơn co giật tiềm ẩn, đồng thời xác định nguy cơ ảnh hưởng của các thuốc động kinh đến thai nhi.

5. Nguy cơ dị tật bẩm sinh với thai nhi

Đối với những thai phụ dùng thuốc trong quá trình thai kì mà không được bác sĩ tư vấn cẩn thận thì khả năng gây dị tật bẩm sinh đối với em bé là rất lớn.

Trong điều kiện bắt buộc, nếu người mẹ phải uống thuốc thì bác sĩ sẽ thay đổi một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị để giảm thiểu tối đa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ như đổi thuốc điều trị, thay đổi liều lượng thuốc, xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ thuốc vẫn ở mức an toàn.

Do đó, trong khi mang thai, người mẹ nên đi xét nghiệm, siêu âm cẩn thận để phát hiện dị tật kịp thời, đồng thời, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để có một thai kì khỏe mạnh, an toàn nhất.

 

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha