Đâu là nguyên nhân giật kinh phong ở trẻ nhỏ?

Trẻ nhỏ là nhóm có tỷ lệ mắc giật kinh phong cao nhất với nhiều biểu hiện đa dạng và khó nhận biết. Mặc dù não bộ ở trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện nên dễ xuất hiện sự rối loạn, tuy nhiên, hơn một nữa số ca bệnh ở trẻ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Ngày đăng: 19-02-2017

1,938 lượt xem

Những nguyên nhân giật kinh phong hàng đầu ở trẻ

Đối với trẻ sơ sinh:

- Mẹ bị cao huyết áp(tiền sản giật) mà không được điều trị: Dạng bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì nó hạn chế cung cấp oxy cho trẻ trong quá trình sinh nở.

-Chấn thương dây rốn: Dây rốn là nơi để trao đổi chất từ mẹ sang bé, nếu có bất kì tổn thương nào đến dây rốn cũng sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng, cản trở khả năng cung cấp máu giàu oxy đến cho thai nhi.

- Nguyên nhân giật kinh phong do biến chứng nhau thai hoặc tử cung bao gồm nhau tiền đạo, bong nhau non, suy nhau thai hoặc tử cung bị vỡ. Những tác nhân này đều ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi phát triển bình thường. Do vậy, trong quá trình mang thai, người mẹ nên đi khám thường xuyên để được nhân viên y tế tư vấn cách phòng ngừa các loại rủi ro sản khoa.

- Trẻ sinh non nên hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện, chưa chủ động thở được mà phải cần sự hỗ trợ cũng dễ dẫn đến thiếu oxy lên não.

- Kích thước em bé quá lớn nên không lọt qua khung chậu khi sinh thường dẫn đến trẻ bị ngạt, không cung cấp đủ oxy cho não dễ dẫn đến tình trạng não bị tổn thương vĩnh viễn.  Điều này không chỉ gây ra giật kinh phong mà còn có nguy cơ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ và thể chất.

- Chấn thương não cũng có thể xảy ra từ việc sử dụng các dụng cụ trợ sinh như kẹp, ống hút chân không, nếu dùng sai cách dễ đến xuất huyết, tổn thương não vĩnh viễn, gây ra cơn co giật sau đó.

- Nguyên nhân giật kinh phong ở trẻ nhỏ do di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố hoặc mẹ mắc bệnh thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao gấp hơn nhiều lần so với những trẻ có tiền sử gia đình không có bệnh

Nguyên nhân giật kinh phong ở trẻ nhỏ rất đa dạng, khó chuẩn đoán chính xác

Đối với trẻ đang phát triển:

- Chấn thương não do té ngã hoặc va đập vào vật cứng.

- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do bệnh viêm màng não, viêm các mô bao quanh não.

- Những rối loạn ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất bình thường của cơ thể.

- Số cao dẫn đến co giật, triệu chứng này thường không kéo dài và sẽ chấm dứt khi trẻ hết sốt. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp phát triển thành giật kinh phong do cơn co giật xuất hiện liên tục.

ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH/GIẬT KINH PHONG UY TÍN

Có thể chủ động phòng ngừa khi biết nguyên nhân giật kinh phong hay không?

Khi đã biết được nguyên nhân giật kinh phong ở trẻ, cha mẹ có thể chủ động phong ngừa bệnh cho con ngay khi mang thai. Bên cạnh đó nên lưu ý một số lời khuyên hữu ích sau:

- Các bà mẹ khi mang thai nên khám thai định kì để phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi, chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, tránh những chất kích thích sẽ rất có hại cho bộ não thai nhi.

- Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh về não

- Lựa chọn phương pháp sinh an toàn để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và con

- Nên chọn nơi khám bệnh và nơi dự sinh uy tín, tin cậy để tránh sai sót trong quá trình đỡ đẻ làm hại đến bộ não của trẻ

Khám thai thường xuyên để chắc chắn em bé vẫn khỏe mạnh

- Luôn cho trẻ đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, tuyệt đối không nên để trẻ chơi những trò nguy hiểm đến tính mạng, dễ té ngã hoặc dễ va vào vật cứng. 

Như vậy, khi biết được nguyên nhân giật kinh phong chính xác nhất ở trẻ thì cha mẹ có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa để hạn chế căn bệnh này xảy ra ở con mình.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha